Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Đề có 05 trang

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG

Môn thi: SINH HỌC, Khối B, Năm 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình

A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.

B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.

C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.

Câu 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là:

A. 1- (1/2)4.                       B. 1/4.                           C. (1/2)4.                      D. 1/8.

Câu 3. Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là

A. B = 0,2; b = 0,8.            B. B = 0,6; b = 0,4.     C. B = 0,8; b = 0,2.     D. B = 0,4; b = 0,6.

Câu 4. ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là

A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

B. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

C. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.

D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.

C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Câu 6. Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

A. con đường tự đa bội hóa.                                   B. con đường sinh thái.

C. phương pháp lai tế bào.                                      D. con đường lai xa và đa bội hóa.

Câu 7. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là

A. cơ chế cách ly.                                                     B. quá trình giao phối.

C. quá trình đột biến.                                               D. quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 8. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là

A. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.

B. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.

D. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

Câu 9. Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

   II. Ở tâm thất cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

   III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tỉnh mạch.

   IV. Ở thú, huyết áp trong tỉnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A. 1.                B. 4.                C. 3.                D. 2.

Câu 10. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là: 

A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.

C. loài - chi- họ -  bộ -  lớp - ngành - giới.

D. loài -  chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

Câu 11. Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó

A. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.

B. một cặp NST nào đó có 5 chiếc.

C. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.

D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần.

Câu 12. Bệnh nào sau  đây chỉ có ở  nam mà không có ở nữ là

A. máu khó đông.                                                     B. Claiphentơ.

C. hồng cầu hình liềm.                                            D. Đao.

Câu 13. Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể  là mặt chủ yếu của

A. các cơ chế cách li.                                               B. quá trình chọn lọc tự nhiên.

C. quá trình đột biến.                                               D. quá trình giao phối.

Câu 14. Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A. hỗ trợ hoặc đối kháng.                                         B. hỗ trợ hoặc hội sinh. 

C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.                                        D. hỗ trợ hoặc hợp tác.

Câu 15. Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là

A. Aaaa x Aaaa.                                                        B. AAaa x AAaa.        

C. AAAa x aaaa.                                                      D. AAaa x Aaaa.

Câu 16. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để

A. cải tiến giống có năng suất thấp.     B. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.

C. tạo giống mới.                                      D. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.

Câu 17. Đột biến gen là những biến đổi

A. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.

B. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.

C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.

D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên

ADN.

Câu 18. Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do

A. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau.

B. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.

D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.

Câu 19. Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là

A. ADN.                    B. rARN.         C. mARN.              D. tARN.

Câu 20. Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là:

A. ánh sáng.                                      B. độ mặn.                

C. nhiệt độ.                                        D. hàm lượng ôxi trong nước.

Đáp án từ câu 1-20 Đề thi thử tốt nghiệp năm 2020 môn Sinh

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 - 10

C

C

B

C

C

D

D

A

A

C

11 - 20

A

B

B

C

C

D

D

D

C

A

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21-40 của Đề thi thử tốt nghiệp năm 2020 môn Sinh học vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?