ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 77
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
“Trong cuộc đời, mỗi khi gặp bất trắc hoặc thất bại trong đời sống, con người thường phiền muộn, hoang mang. Những lúc ấy, những người có nghị lực thường động viên nhau : - đừng mất niềm tin! Không được đánh mất niềm tin vì niềm tin đi liền với hi vọng mà mất hi vọng quả thật là mất tất cả! Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ không được đánh mất niềm tin mà là không được đánh mất niềm tin vào điều thiện. Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu, cái ác và quay lưng với điều thiện. Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”.
(Trích Hướng thiện, Triệu Phong)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra phép liên kết nối câu 2 với câu 1 của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với sự khẳng định “Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp anh/chị nhận được từ đoạn trích là gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu và cái ác và quay lưng với điều thiện.”
Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
(Sách Ngữ văn 12 tập hai, trang 142, NXB GD 2009).
Từ đó anh/chị hãy nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích.
...........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Phương thức nghị luận.
Câu 2;
Phép thế (đại từ).
Câu 3:
Đồng tình. Giải thích: Điều sai trái và cái ác luôn tồn tại bên cạnh cái thiện và điều phải. Sự xung đột và cuộc đấu tranh giữa hai phía thiện, ác là điều tất yếu trong mọi xã hội. Ớ xã hội ta, cái thiện và điều phải luôn được bảo vệ, đề cao.
Câu 4:
Thông điệp nhận được: Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a.Đảm bảo thể thức của đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Không run sợ trước cái xấu và cái ác và không quay lưng với điều thiện.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Đoạn văn cần thể hiện rõ chính kiến, chặt chẽ, lưu loát.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích và đoạn kết của tác phẩm để từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sư dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
Có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
2. Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và đoạn kết của vở kịch
a. Nội dung:
- Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại và đoạn kết:
- Trương Ba là một người hiền lành, lương thiện, tốt bụng nhưng bị chết oan vì sự tắc trách của quan nhà trời. Đế Thích, một vị tiên cờ vì yêu quý mến mộ tài nghệ của Trương Ba nên đã giúp ông sống lại trong thể xác của anh hành thịt. Mọi việc rắc rối bắt đầu xảy ra kể từ khi hồn Trương Ba cư ngụ trong thể xác phàm tục ấy. Ý thức được tình trạng “vênh lệch” của mình, Trương Ba quyết định gọi Đế Thích để giải quyết bi kịch mà mình đang gặp phải.
Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và màn kết:
Màn đối thoại với Đế Thích:
Trương Ba hiểu thấu ý nghĩa của sự sống đích thực, luôn khát khao sống đúng với bản thân, không muốn sống nhờ, sống gửi:
- Không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Muốn được sống theo đúng bản chất của mình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
- Thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của Đế Thích “Sống nhờ vào đồ đạc….cần biết”.
Nhân hậu, vị tha, giàu lòng tự trọng:
- Cái chết của cu Tị mở ra một lối thoát cho bao nhiêu sự bế tắc nhưng Trương Ba nhận ra sẽ có “bao sự rắc rối” đang chờ.
- Hình dung ra tương lai “bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét” nếu chấp nhận lời đề nghị của Đế Thích.
- Cuối cùng, ông đã từ chối quyền được tái sinh lần nữa để nhường quyền sống cho cu Tị.
- Theo Trương Ba, sự sống chỉ có ý nghĩa khi chấm dứt tình trạng giả tạo, con người phải sống đúng với mình, có được sự hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 77. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---