ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 73
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr 174)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Cách loài người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích?
Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau không: “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác.”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2 (5.0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 89)
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhân xét về cách nhìn hiện thực cuộc sống kháng chiến của nhà thơ Quang Dũng.
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt nghị luận / nghị luận.
Câu 2:
Theo tác giả, loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác.
Câu 3:
Việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa:
- Con người cần phải lao động, sáng tạo để tồn tại.
- Nhắc nhở mỗi người phải làm việc, không ăn bám, không lười biếng.
Câu 4:
Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của lối sống ăn bám.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám. Có thể triển khai theo hướng:
- Trong điều kiện bình thường, lối sống ăn bám là một thói tật xấu của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, lợi dụng người khác để mưu sinh, mưu lợi cho bản thân mình.
- Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, thiếu sáng tạo, không có kĩ năng sống, không đủ sức vượt qua những thử thách trong cuộc đời.
- Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất bản thân mình.
- Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
Hình ảnh người lính trong đoạn thơ và cách nhìn hiện thực cuộc sống kháng chiến của nhà thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
c.1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
c.2. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ
- người lính với vẻ đẹp bi tráng ở dáng vẻ tiều tụy nhưng vẫn khác thường, oai phong, lẫm liệt.
- người lính với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, đa tình.
- người lính với lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước.
- người lính với cái chết đậm màu bi tráng.
Nghệ thuật:
Giọng điệu trang trọng, hào hùng; hình ảnh thơ giàu liên tưởng; từ ngữ gợi cảm, từ Hán Việt cổ kính, biện pháp đảo ngữ, nói giảm…
c.3. Nhận xét cách nhìn hiện thực cuộc sống kháng chiến…
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 73 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---