Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 67

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 67

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

…“Những người hôi của hí hửng bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.

Những tàn ác, tham lam, ti tiện…cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.

Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người”…

               (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ  xấu xa…Hoàng Xuân. Tri thức trẻ, 5/11/2016).

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Những tàn ác, tham lam, ti tiện…cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào  (1,0 điểm)

Câu 3: Hình ảnh khối nước trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì? (0,5 điểm)     

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về câu: Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về  diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng nhặt được vợ (“Vợ nhặt” -  Kim Lân).

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính:  Nghị luận

Câu 2:

  • Biện pháp tu từ: So sánh (Những tàn ác, tham lam, ti tiện… với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào). 
  • Tác dụng:
    •  Làm tăng giá trị biểu đạt và tính cụ thể cho câu văn
    •  Tạo ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang diễn ra tràn lan có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, cụ thể.

Câu 3:

Hình ảnh khối nước trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 4:

  • Thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc đời.
  • Những điều tốt và lòng tốt của con người sẽ góp phần tô điểm cho cuộc đời luôn tươi đẹp; bồi đắp cho con người những giá trị nhân bản tích cực

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1.1. Yêu cầu chung

 Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kĩ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

1.2. Yêu cầu cụ thể

Giải thích:

  • “Chuyện xấu xa” ở đây là những tàn ác, tham lam, ti tiện…những mặt trái của xã hội.
  • Ý kiến khẳng định: Cuộc đời tuy vẫn có những chuyện xấu xa nhưng vẫn có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại.

Bàn luận:

  • Cuộc đời này có chuyện xấu xa:
    • Cái xấu, cái ác luôn tồn tại song song cùng với những điều tốt đẹp. Đó là hai mặt của con người và cuộc sống. Ở mỗi con người đều có phần ý chí và bản năng, nếu để phần bản năng chế ngự con người dễ trở nên tàn ác, tham lam, ti tiện…và vì thế sẽ gây ra những chuyện xấu xa cho cuộc đời.
  • Cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa:
    • Trong cuộc đời này những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại bởi hướng thiện luôn là khao khát của nhân loại tiến bộ. Khi chứng kiến những chuyện xấu xa hoặc khi làm điều ác, điều xấu con người sẽ ghê sợ, tránh xa, lên án; có cảm giác ăn năn, hối hận. Từ đó mỗi người sẽ luôn đấu tranh với cái ác, cái xấu để loại bỏ nó và luôn đấu tranh với chính mình để vươn tới những điều tốt đẹp.

Bài học nhận thức và hành động:

  • Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để thấy rằng cái xấu, cái ác có thể vẫn đang hiện hữu nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa, bởi những điều tốt đẹp luôn được nhân loại giữ gìn, trân trọng.+
  • Mỗi người cần có hành động đúng đắn: Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác và luôn hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng nhặt được vợ (“Vợ nhặt” -  Kim Lân).

c. Yêu cầu cụ thể:

Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ

  • Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng viết rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
  •  Tiêu biểu cho sự thành công ở lĩnh vực truyện ngắn là tác phẩm Vợ nhặt   +Bà cụ Tứ là một trong những nhân vật của tác phẩm- một hiện thân của người dân nghèo thời kì khó khăn- diễn biến tâm lí phong phú, tinh tế.

Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:

Nêu tình huống nảy sinh tâm lí: éo le, đói khổ cùng cực - Tràng nhặt vợ đem về.

Cảm nhận diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:

  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 67 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?