Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 66

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 66

     I.ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)

     Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                                    Con bò mang tên “Tự Huyễn Hoặc Mình

- Tôi bỏ thuốc lúc nào mà chẳng được. Chỉ là tôi chưa quyết định bỏ đó thôi.

- Tôi không phải là người để nước đến chân mới nhảy; chỉ là vì khi có áp lực tôi làm việc mới có hiệu quả.

 - Tôi chẳng ngại vì mình quá béo. Vả lại tôi có nhiều cái khác để người ta yêu.

- Không phải tôi hay chửi mắng con cái. Chẳng qua thương thì cho roi cho vọt thôi.

- Đâu phải tôi khoái nhậu. Anh đã nghe người ta nói đến việc ăn nhậu để duy trì mối quan hệ xã hội chưa?

Bạn thấy có một mẫu số chung trong tất cả những phát biểu này chứ? Tất cả chúng đều ru ngủ chúng ta để chúng ta tin rằng mình thật sự chẳng có vấn đề gì cần phải thay đổi, có chăng thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, hoặc chuyện ngoài tầm tay. Thường chúng ta đưa ra những lời biện bạch này khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu, chẳng hạn như tính hay trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt hoặc tính háu ăn.

Trước đây, tôi từng nhận được một email của Cathy, một phụ nữ trẻ, kể với tôi cách cô ấy chiến thắng tình trạng béo phì của mình. Để tránh phải giải quyết vấn đề tăng cân, cô ấy bịa ra cả một bầy bò để khỏi cảm thấy xấu hổ về chuyện mập ù của mình. “Mình đâu có mập, chỉ hơi mũm mĩm một chút”, “Đó là do di truyền mà”, “Chỉ tại mình to xương”, “Có phải lỗi của mình đâu, trong gia đình mình ai chẳng to con?”.

Bất hạnh thay, không có lời lẽ nào trong số này là thỏa đáng, và cô vẫn cảm thấy khổ sở. Cathy hiểu rằng khi nào còn có người nào hoặc thứ gì đó để cô đổ lỗi cho vấn đề béo phì của mình, cô sẽ không bao giờ có thể giảm cân và lấy lại sự tự tin với vóc dáng thon gọn được. Cuối cùng, cô quyết định hành động.

“Tôi quyết định loại bỏ vĩnh viễn những con bò đó; tôi đi bơi và tập aerobics dưới nước. Tôi ăn uống điều độ hơn, và tôi tin rằng mình sẽ thành công. Tôi cảm thấy khỏe hơn về mặt thể chất và tin sẽ sớm đạt được vóc dáng mình mong muốn”.

Tuyệt vời! Hãy nhớ rằng tất cả những con bò mà tôi đã nêu ra đều có một điểm chung, đó là chúng trói buộc bạn vào một cuộc sống tầm thường. Việc thủ tiêu những con bò bằng với sự loại bỏ tất cả những câu nói đó ra khỏi vốn từ ngữ của bản thân, và điều này trong tầm tay bạn. Đây là lựa chọn của chính bạn".

                                                                              ( Trích "Ngày xưa có một con bò" , NXB trẻ, tr. 86-88)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, điểm chung của tất cả những con bò  là gì ? (0,5 điểm)

Câu 3. Hình ảnh con bò trong đoạn trích ẩn dụ cho điều gì ? (1,0 điểm)

Câu 4. Từ đoạn trích, hãy tìm con bò mà theo em cần loại bỏ khỏi cuộc sống của chính mình? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm)

Từ văn bản phần đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói : Việc thủ tiêu những con bò bằng với sự loại bỏ tất cả những câu nói đó ra khỏi vốn từ ngữ của bản thân, và điều này trong tầm tay bạn. Đây là lựa chọn của chính bạn.

Câu 2. (5,0 điểm)

…Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

  - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

 À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

  - Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này, hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

  - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

 Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

  - Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

  - Rích bố cu, hở !

 Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả :

  - Ăn thật nhá ! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

 Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở :

  - Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười :

 - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ : thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái :

  - Chậc, kệ!

                                                   ( Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục )

Cái đói và tình thương trong đoạn văn bản trên.

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.  ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Phương thức biểu đạt : Nghị luận

Câu 2: Đó là chúng trói buộc bạn vào một cuộc sống tầm thường

Câu 3: Hình ảnh con bò là những biện minh cho sự trì truệ, lười biếng, cố chấp ( thói xấu)  của mỗi chúng ta

Câu 4: Thí sinh nêu được ít nhất một con bò đang dần hủy hoại bản thân và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh phải chỉ rõ được thói xấu đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1.1. Yêu cầu chung

Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kĩ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

1.2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Sự chiến thắng những thói xấu của bản thân – chiến thắng chính mình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luậṇ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau :

Giải thích ý kiến: Việc loại bỏ những thói xấu, những trì truệ lạc hậu của bản thân nằm trong khả năng của mỗi người

Bàn luận:

  • Làm người, vốn chẳng ai hoàn thiện cả, nên việc có những thói hư tật xấu là điều dễ hiểu. Vì vậy, mỗi người cần ý thức rõ ràng sự trì truệ của bản thân để thay đổi
  • Không ai có thể giúp một người thay đổi ngoài chính bản thân người đó
  • Phê phán những người cố chấp không chịu nhận khuyết điểm, sai lầm hoặc những người sống thiếu lập trường, bản lĩnh, chấp nhận để phần “ con” sai khiến.

Bài học và liên hệ bản thân:

  • Chiến thắng bản thân luôn là chiến thắng hiển hách nhất
  • Tự trau dồi kiến thức, học tập rèn luyện không ngừng đủ sức vượt lên sự thấp hèn và sẵn sàng đối mặt với những chông gai thử thách.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo

Câu 2:

2.1. Yêu cầu chung:

  • Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
  • Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2.2. Yêu cầu cụ thể:

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đói và tình thương trong đoạn văn bản trên trích Vợ nhặt – Kim Lân

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

a. Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt

b. Cái đói :

Thị là nạn nhân của cái đói

  • Không có đến một cái tên : Nghèo đến mức không có nổi một cái tên, thị trở thành kiểu người phổ biến bị cái đói dồn đến đường cùng, thân phận trở nên rẻ rúng như rơm như rác
  • Bị cái đói dồn vào thảm cảnh :
    •  “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”
    •  Vội vã, gấp gáp trao cuộc đời mình cho một người đàn ông xa lạ để chạy trốn cái đói
    • Lời nói, hành động khi gặp Tràng lần thứ 2 vô cùng trơ trẽn, đanh đá. Toàn bộ lời thoại của thị tập trung ở từ ăn, cùng với dáng điệu của đôi mắt, lời từ chối ăn giầu và cả những hành động tội nghiệp khi ăn

=> Hoàn cảnh xô đẩy khiến có lúc thị đánh mất lòng tự trọng, trở nên chanh chua, cong cớn, trơ trẽn, có phần thô tục: chỉ cần “ bốn bát bánh đúc”, những câu đùa tầm phào thị chấp nhận làm “vợ nhặt” để chạy trốn cái đói.

Tràng : Dù rất tốt bụng nhưng lúc đầu cũng tỏ ra phân vân, do dự, lo sợ khi quyết định đưa người vợ nhặt về “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ : thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 66 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?