Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 64

                           ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 64

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một câu nói là: con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người cũng có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, không bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả”.

Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không thì đường ở đâu mà có.

Cho nên khẩu hiệu của Nike là “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ đắn đo, sợ hãi, tại sao không thử bước ra ngoài, và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước: Học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.

Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển kĩ năng hành động, không cần phải lớn lao… Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

           ( Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016)

Câu 1.  Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích. 

Câu 2.  Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay” ?

Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên” hay không? Vì sao ?

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là gì? Vì sao ?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “Hành động chứng minh tất cả”

Câu 2 (5 điểm)

Hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn trích từ bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn văn hoá, lịch sử và nhận xét về cái tôi trữ tình mà  tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biểu hiện.

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích: “Hãy làm đi”

Câu 2: Câu nói có nghĩa là từ suy nghĩ, ý tưởng đến hành động, việc làm là một quá trình lâu dài và khó khăn.

Câu 3: Đồng tình. Vì thực hành sẽ giúp kiến thức được vận dụng vào đời sống, từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. (HS có thể không đồng tình, nhưng phải nêu được lý do thuyết phục)

Câu 4:

  • Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là Hãy hành động.
  • Lý do (HS giải thích hợp lí, thuyết phục)
  • (HS cũng có thể lựa chọn một thông điệp khác và lý giải thuyết phục)

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của hành động

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ suy nghĩ về vai trò của hành động. Từ đó đưa ra một thông điệp có ý nghĩa cho bản thân và cho giới trẻ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện những suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung

  • Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
  • Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
  • Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)

b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ góc nhìn văn hoá, lịch sử và nhận xét về cái tôi trữ tình của tác giả

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả, tác phẩm, vấn đê nghị luận

Giải quyết vấn đề

Phân tích  vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn văn hoá, lịch sử

Sông Hương từ góc nhìn văn hoá

Phân tích :

  • Tác giả đã khảo cứu dòng thi ca riêng về sông Hương để nhận thấy  vẻ đẹp của dòng sông không lặp lại mình trong cảm nhận của từng thi sĩ .
  • Trong âm nhạc, sông Hương là cội nguồn làm nên sức cuốn hút của âm nhạc cổ điển Huế, của kiệt tác Truyện Kiều.
  • Sông Hương có thể sánh cùng sông Nile, sông Hằng, sông Hoàng Hà – cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thế giới - với những phong tục, nếp sống riêng: Đèn hoa đăng tháng bảy, xóm chài ven sông...
  • Rất tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lí giải màu tím quyến rũ trong trang phục của những cô dâu Huế ngày xưa: ấy chính là màu sương khói trên sông Hương.Đó là tấm hoan huyền ảo tự nhiên, khiến dòng sông thêm mơ mộng. Sông Hương quả là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ xở với sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

    -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 64. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?