TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 THANH HÓA
| ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là CO32- + 2H+ → CO2 + H2O?
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
B. Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.
C. NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
D. K2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COOK + CO2 + H2O.
Câu 2. Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử yếu nhất?
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 3. Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với
A. dung dịch NaOH, đun nóng. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. Kim loại Na. D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
Câu 4. Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 54%. B. 27%. C. 64%. D. 51%.
Câu 5. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl?
A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Fe.
Câu 6. Cho các phương trình rút gọn:
(1) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+
(2) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tính khử của Fe > Fe2+ > Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ .
C. Tính khử của Fe2+ > Cu > Fe. D. Tính oxi hóa của Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.
Câu 7. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường?
A. Benzen. B. Toluen. C. Metan. D. Etilen.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ cao NaHCO3 bị phân hủy thành Na2O, CO2 và H2O.
B. Tính khử của Cu mạnh hơn tính khử của Ag.
C. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
D. Đốt Fe trong khí Cl2 dư, thu được FeCl3.
Câu 9. Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là
A. 6. B. 10. C. 12. D. 22.
Câu 10. Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 11,3. C. 9,7. D. 11,1.
Câu 11. Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa bao nhiêu este hai chức
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 12. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 270 gam. B. 360 gam. C. 480 gam. D. 300 gam.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ca(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ba(OH)2. D. AgNO3.
Câu 14. Dãy các chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
A. Fructozơ, glucozơ. B. Saccarozơ, tinh bột.
C. Tinh bột,xenlulozơ. D. Xenlulozơ, saccarozơ.
Câu 15. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc,). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.
Câu 16. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. NaHCO3. D. Al2O3.
Câu 17. Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3) ?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 18. Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. Na2CO3. B. NaOH. C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 19. Cho các phản ứng sau đây:
Cu + HNO3 đặc → Khí X; NH4Cl + NaOH → Khí Y;
CaCO3 + HCl → Khí Z; KNO3 → Khí T; FeS + HCl → Khí V;
Cu + H2SO4 đặc, nóng → khí U.
Có bao nhiêu khí tạo ra gây ô nhiễm môi trường?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxi.
B. Gly-Ala-Gly không có phản ứng màu biure.
C. Anilin trong nước làm đổi màu quỳ tím.
D. Dung dịch Lysin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Câu 21. Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
A. glyxin B. lysin C. valin D. alanin
Câu 22. Cho các polime sau: tơ tằm ; Xenlulozơ; len lông cừu; tơ capron ; tơ visco ; tơ nilon -6,6 ; tơ axetat. Số polime thuộc loại polime tổng hợp là
A. 2. B. 7. C. 6. D. 4.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhúng thanh Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư tạo ra kim loại .
B. Cho kim loại Na vào lượng dư dung dịch Ca(HCO3)2 loãng thấy xuất hiện kết tủa trắng.
C. Thạch cao nung có công thức CaSO4. 2H2O.
D. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng hiđroxit bảo vệ.
Câu 24. Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Ca. C. Fe. D. Na.
Câu 25. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra sự oxi hóa kim loại.
A. Cho Mg vào dung dịch chứa AgNO3.
B. Cho Fe vào cốc đựng dung dịch Zn(NO3)2.
C. Cho Al vào cốc đựng dung dịch HNO3 loãng nguội.
D. Đốt Al trong khí Cl2.
Câu 26. Sắt (III) oxit có công thức?
A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 27. Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 có tỷ lệ khối lượng 1 : 2, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần của chất rắn Y là:
A. Al2O3, Fe. B. Al2O3, Fe2O3, Al. C. Al2O3, Fe, Fe2O3. D. Al2O3, Fe, Al.
Câu 28. Cho m gam hỗn hợp X gồm S và P tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí NO2 (đktc). Cho toàn bộ Y vào dung dịch Z chứa 0,06 mol NaOH và 0,025 mol KOH, thu được dung dịch chứa 9,62 gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 2,25. B. 3,825. C. 2,225. D. 2,375.
Câu 29. Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este no, hai chức, mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 7,08 gam A cần vừa đủ 0,326 mol O2, thu được 3,96 gam H2O. Mặt khác 7,08 gam A tác dụng vừa đủ với 0,104 mol NaOH trong dung dịch, thu được 3,232 gam hai ancol no, đơn chức. cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối T. Giá trị của m là
A. 8,008 gam. B. 6,92 gam. C. 10,048 gam. D. 7,792 gam.
Câu 30. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 (chỉ chứa một loại nhóm chức) tác dụng với NaOH theo phản ứng : X + 2NaOH → 2Y + Z . Cho các phát biểu sau:
a. Y có thể tham gia phản ứng tráng gương.
b. Z có thể hòa tan được Cu(OH)2.
c. Z có thể tham gia phản ứng tráng gương.
d. Y có thể là ancol.
e. Có tối đa 3 đồng phân của X thỏa mãn tính chất trên
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 31. Đun nóng bình kín chứa x mol ankin và y mol H2 (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được hỗn hợp khí N và z mol kết tủa. Sục N vào dung dịch Br2 dư, còn lại t mol khí. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là
A. x + t = y + z. B. x + 2y = z + 2t. C. t - y = x - z. D. 2y - z = 2x - t.
Câu 32. Cho các phát biẻu sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch chứa hai muối.
(b) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
(c) Nhung thành Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉle mol 1 : 1) tan héttrong dung dich HCl dư.
(e) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng có khí mùi khai bay lên
(f) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ca(OH)2 thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33. Hỗn hợp X gồm hai axit béo A, B (MA < MB, tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) và một triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam X thu được 1,02 mol CO2 và 0,95 mol H2O. Mặt khác, Cho 15,9 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 16,73 gam hỗn hợp hai muối. Cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với tốt đa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,035. B. 0,07. C. 0,05. D. 0,105.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Có ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2.
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 35. Cho hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)3 và FeCO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, hòa tan hết A trong dung dịch chứa 1,425 mol HNO3 thu được dung dịch chỉ chứa 104,25 gam hỗn hợp muối và 5,04 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m gần nhất với
A. 55. B. 60. C. 50. D. 58.
Câu 36. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 17,73. B. 7,88. C. 14,184. D. 11,82.
Câu 37. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Lấy khoảng 10 ml dung dịch NaOH 40% cho vào bất sứ
Bước 2: Cho khoảng 3 gam dầu thực vật vào bát sứ và đun sôi nhẹ khoảng 30 phút và khuấy liên tục, đồng
thời thêm nước vào để thể tích dung dịch không đổi
Bước 3: Sau 30 phút đun, thêm 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào và khuấy nhẹ.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 3, muối của axit béo sẽ kết tinh và thu được bằng cách gạn bỏ phần dung dịch phía trên.
B. Thêm NaCl nhằm tăng tỉ khối của phần dung dịch để muối của axit béo tách ra.
C. Có thể kiểm tra lượng dầu thực vật còn hay hết bằng cách lấy vài giọt hỗn hợp sau bước 2 cho vào cốc nước.
D. Phần dung dịch thu được sau bước 3, hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 38. Hỗn hợp E gồm hai este đều mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Thủy phân hoàn toàn 56,3 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp A gồm hai ancol X , Y (MX < MY) và hỗn hợp rắn B. Đốt cháy hoàn toàn A cần vừa đủ 24,08 lít khí O2 (đktc), thu được 2,15 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Nung B với vôi tôi xút dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,56 lít khí CH4 (đktc). Phần trăm của Y trong A là
A. 76,35 %. B. 20%. C. 33,33 %. D. 61,75%.
Câu 39. X là este no, đơn chức; Y là este no, hai chức; Z là este không no chứa không quá 5 liên kết pi (X, Y, Z đều mạch hở ). Đun nóng 23,92 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z ( số mol Y lớn hơn số mol Z) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp A gồm ba ancol đều no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp B chứa hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 0,6 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn B cần 5,824 lít O2 (đktc) thu được Na2CO3; 14,16 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là
A. 33,78%. B. 25,33%. C. 36,79%. D. 19,06%.
Câu 40. Cho 73,05 gam hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C10H17O6N) và Y (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức), đều mạch hở tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH vừa đủ, đun nóng thu được hỗn hợp hơi E gồm một ancol đơn chức, hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng có và dung dịch H. Cô cạn H, thu được hỗn hợp K gồm ba muối khan (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon và muối của axit glutamic). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong K là
A. 41 ,9%. B. 38,9%. C. 19,2 %. D. 19,5%.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN HÓA HỌC 2020 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
1B | 2D | 3C | 4A | 5D | 6B | 7D | 8A | 9C | 10C |
11B | 12A | 13B | 14A | 15C | 16B | 17D | 18A | 19B | 20D |
21A | 22A | 23B | 24C | 25B | 26B | 27D | 28D | 29D | 30B |
31A | 32D | 33C | 34C | 35B | 36C | 37A | 38D | 39D | 40C |
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2020 Trường THPT Hậu Lộc 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Hậu Lộc 4. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: