SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
| ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN I – NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)
|
Họ và tên thí sinh: ........................................................ Lớp: ............. SBD: ....................
Câu 1: Rút gọn biểu thức \(A=\frac{\sqrt[3]{{{a}^{5}}}.{{a}^{\frac{7}{3}}}}{{{a}^{4}}.\sqrt[7]{{{a}^{-2}}}}\) với a > 0. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(A={{a}^{\frac{-2}{7}}}\). B. \(A={{a}^{\frac{2}{7}}}\).
C. \(A={{a}^{\frac{7}{2}}}\). D. \(A={{a}^{\frac{-7}{2}}}\).
Câu 2: Cho hàm số \(y=2\sin x-\cos x\). Đạo hàm của hàm số là:
A. \(-2\cos x-\sin x\). B. \({y}'=-2\cos x+\sin x\).
C. \({y}'=2\cos x+\sin x\). D. \({y}'=2\cos x-\sin x\).
Câu 3: Hàm số nào trong bốn hàm số liệt kê ở dưới nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó?
A. \(y={{\left( \frac{\text{e}}{2} \right)}^{2x+1}}\). B. \(y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{x}}\)
C. \(y={{\left( \frac{3}{\text{e}} \right)}^{x}}\). D. \(y={{2017}^{x}}\).
Câu 4: Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như sau:
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x=3 . B. Hàm số có giá trị nhỏ nhất trên \(\mathbb{R}\) bằng -1 .
C. Hàm số có giá trị cực đại bằng 1 . D. Hàm số chỉ có một điểm cực trị.
Câu 5: Hình bát diện đều có bao nhiêu cạnh?
A. 16. B. 8. C. 24 D. 12.
Câu 6: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào xác định với mọi giá trị thực của \(x\)?
A. x\(y={{\left( 2x-1 \right)}^{\frac{1}{3}}}\). B. \(y={{\left( 2{{x}^{2}}+1 \right)}^{-\frac{1}{3}}}\).
C. \(y={{\left( 1-2x \right)}^{-3}}\). D. \(y={{\left( 1+2\sqrt{x} \right)}^{3}}\).
Câu 7: Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay có bán kính đáy r và độ dài đường sinh l là:
A. \({{S}_{xq}}=rl\). B. \({{S}_{xq}}=2\pi rl\).
C. \({{S}_{xq}}=\pi rl\). D. \({{S}_{xq}}=2rl\)
Câu 8: Cho các số thực dương a, b với \(a\ne 1\). Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây.
A. \({{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( ab \right)=\frac{1}{2}{{\log }_{a}}b\).
B. \({{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( ab \right)=\frac{1}{2}+\frac{1}{2}{{\log }_{a}}b\).
C. \({{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( ab \right)=\frac{1}{4}{{\log }_{a}}b\).
D. \({{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( ab \right)=2+2{{\log }_{a}}b\).
Câu 9: Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và \(f'(x)<0\,\,\,\forall x\in (0;+\infty )\). Biết \(f(1)=2020\). Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. \(f\left( 2020 \right)>f\left( 2022 \right)\). B. \(f(2018)
C. \(f(0)=2020\). D. \(f(2)+f(3)=4040\).
Câu 10: Cho hình chóp \(S.ABC\)có \(SA,SB,SC\) đôi một vuông góc. Biết \(SA=SB=SC=a\), tính thể tích của khối chóp \(S.ABC\).
A. \(\frac{{{a}^{3}}}{6}\). B. \(\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{4}\).
C. \(\frac{{{a}^{3}}}{2}\). D. \(\frac{{{a}^{3}}}{3}\).
Câu 11: Tổng \(S=C_{n}^{0}-3C_{n}^{1}+{{3}^{2}}C_{n}^{2}-{{3}^{3}}C_{n}^{3}+...+{{(-1)}^{n}}{{.3}^{n}}C_{n}^{n}\) bằng:
A. \(-{{2}^{n}}\) B. \({{(-2)}^{n}}\) C. \({{4}^{n}}\) D. \({{2}^{n}}\)
Câu 12: Cho 10 điểm phân biệt. Hỏi có thể lập được bao nhiêu vectơ khác \(\overrightarrow{0}\) mà điểm đầu và điểm cuối thuộc 10 điểm đã cho.
A. \(C_{10}^{2}\). B. \(A_{10}^{2}\). C. \(A_{8}^{2}\). D. \(A_{10}^{1}\).
Câu 13: Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình bên dưới. Hỏi đồ thị hàm số đã cho có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng và ngang?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 14: Hàm số nào dưới đây có đồ thị như trong hình vẽ bên?
A. \(y={{2}^{x}}\). B. \(y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{x}}\).
C. \(y={{\log }_{\frac{1}{3}}}x\). D. \(y={{\log }_{3}}x\).
Câu 15: Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào trong các hàm số dưới đây?
A. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2\).
B.\(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2\)
C. \(y={{x}^{3}}-3x+2\).
D. \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-2\).
Câu 16: Hàm số \(y={{x}^{4}}-{{x}^{2}}+3\) có mấy điểm cực trị?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 17: Cho hình lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\) có diện tích mặt chéo \(AC{C}'{A}'\) bằng \(2\sqrt{2}{{a}^{2}}\) . Thể tích của khối lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\) là:
A. \({{a}^{3}}\) B. \(2{{a}^{3}}\) C. \(\sqrt{2}{{a}^{3}}\) D. \(2\sqrt{2}{{a}^{3}}\)
Câu 18: Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3x+3\) và đường thẳng \(y=x\).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0
Câu 19. Cho hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+1}\) có đồ thị \(\left( C \right)\) và đường thẳng \(d:y=2x-3\). Đường thằng \(d\) cắt \((C)\) tại hai điểm \(A\) và \(B\). Tọa độ trung điểm của đoạn \(AB\) là:
A. \(M\left( \frac{-3}{2};-6 \right)\). B. \(M\left( \frac{3}{4};-\frac{3}{2} \right)\).
C. \(M\left( \frac{3}{2};0 \right)\). D. \(M\left( \frac{3}{4};0 \right)\).
Câu 20: Hàm số \(y={{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}-2x \right)\) nghịch biến trên khoảng nào sau đây?
A. \(\left( -\infty ;1 \right)\). B. \(\left( -\infty ;0 \right)\).
C. \(\left( -1;1 \right)\). D. \(\left( 0;+\infty \right)\).
---Để xem đầy nội dung Đề thi thử THPTQG môn Toán lần 1 năm 2020 Trường THPT Chuyên Thái Bình, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là trích một phần nội dung Đề thi thử THPTQG môn Toán lần 1 năm 2020 Trường THPT Chuyên Thái Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới