Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Lê Chân lần 3 có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ CHÂN

(Đề thi gồm: 04 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 LẦN 3

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ tên thí sinh:………………………………………

Số báo danh:………………………………………

 

Câu 1: Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là:

  A.  \(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)                 B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)                 

C. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)                D. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

Lời giải:

+ Chu kì dao động của con lắc đơn  \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) .

  • Chọn đáp án D

Câu 2: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

  A. \(v = \frac{\lambda }{f}\)                       B. v = λf.                                

C. v = 2πλf.                            D. \(v = \frac{f}{v}\)

 Lời giải:

+ Biểu thức liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v và tần số f là v = λf.

  • Chọn đáp án B

Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto có p cặp cực và quay với vận tốc n vòng/phút thì tần số của dòng điện phát ra là

  A.  \(f = \frac{{60}}{{np}}\)           B. f = pn.                                

C. \(f = \frac{{np}}{{60}}\)                          D. \(f = \frac{{60n}}{p}\)

Lời giải:

+ Tần số của máy phát điện \(f = \frac{{np}}{{60}}\) .

  • Chọn đáp án C

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của bằng

  A. 0,75π.                               B. 0,5π.                                  

C. – 0,5π.                                D. – 0,75π.

 Lời giải:

+ Đối với đoạn mạch chỉ chứa tụ thì dòng điện trong tụ sớm pha hơn điện áp một góc 0,5π → φi = 0,25π + 0,5π = 0,75π.

  • Chọn đáp án A

Câu 5: Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng. Nếu mắc hai đầu của cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng là U1. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp sẽ là

A. \({U_2}\, = \,{U_1}{\left( {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}} \right)^2}\)             B.   \({U_2} = {U_1}\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)                       

C.   \({U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)                     D. \({U_2} = {U_1}\sqrt {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}} \)

Lời giải:

+ Công thức máy biến áp \({U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\) .

  • Chọn đáp án C

Câu 6: Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện   

    A. có hiệu điện thế.                                                 B. có điện tích tự do.     

    C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.          D. có nguồn điện.

Lời giải:

+ Điều kiện để có dòng điện là có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.

  • Chọn đáp án C

Câu 7: Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức

  A. I0 = 2ωq0.             B. \({I_0} = \omega q_0^2\)               

C.  \({I_0} = \frac{{{q_0}}}{\omega }\)                D. I0 = ωq0.

 Lời giải:

+ Công thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện tích cực đại q0 trên bản tụ là : I0 = ωq0.

  • Chọn đáp án D

Câu 8: Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

  A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.                       B. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.

  C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.                       D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

 Lời giải:

+ Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

  • Chọn đáp án C

Câu 9: Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là

  A. \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)           B. \({\lambda _0} = \frac{A}{{hc}}\)                 

C. \({\lambda _0} = \frac{c}{{hA}}\)          D. \({\lambda _0} = \frac{{hA}}{c}\)

 Lời giải:

+ Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A với hằng số h và c: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)

Chọn đáp án A

Câu 10: Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

A. giữa một nam châm và một dòng điện.                   B. giữa hai nam châm.

C. giữa hai dòng điện.                               D. giữa hai điện tích đứng yên.

Lời giải:

+ Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tĩnh điện, không phải lực từ.

  • Chọn đáp án D

Câu 11: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động là

  A. 3π cm/s.                B. 6π cm/s.                             

C. 2π cm/s.                   D. π cm/s.

Lời giải:

+ Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động vmax = ωA = 6π cm/s.

  • Chọn đáp án B

Câu 12: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là

  A. 70 dB.                              B. 80 dB.                               

C. 60 dB.                                D. 50 dB

Lời giải:

+ Mức cường độ âm tại điểm có cường độ âm I:

\(L = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 70\) dB.

  • Chọn đáp án A

Câu 13: Gọi λch, λc, λl,  λv  lần lượt là bước sóng của các tia chàm, cam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?

  A. λl > λv > λc > λch.                                                  B. λc > λl > λv > λch.

  C. λch > λv > λl > λc.                                                  D. λc > λv > λl > λch.

Lời giải:

+ Thứ tự đúng là λc > λv > λl > λch.

  • Chọn đáp án D

Câu 14: Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5 μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?

  A. 0,2 μm.                             B. 0,3 μm.                              

C. 0,4 μm.                               D. 0,6 μm.

 Lời giải:

+ Bước sóng của ánh sáng kích thích luôn ngắn nhơn bước sóng huỳnh quang, vậy bước sóng 0,6 μm không thể gây ra hiện tượng phát quang.

  • Chọn đáp án D

Câu 15: Hạt nhân \({}_{17}^{35}C\) có

  A. 35 nuclôn.                        B. 18 proton.   

C. 35 nơtron.                          D. 17 nơtron.

 Lời giải:

+ Hạt nhân \({}_{17}^{35}C\) có 35 nucleon.

  • Chọn đáp án A

Câu 16: Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với \({A_X} = 2{{\rm{A}}_Y} = 0,5{{\rm{A}}_Z}\). Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

  A. Y, X, Z.                             B. X, Y, Z.                             

C. Z, X, Y.                              D. Y, Z, X.

Lời giải:

+ Để dễ so sánh, ta chuẩn hóa AY = 1 →  \(\left\{ \begin{array}{l} {A_X} = 2\\ {A_Z} = 4 \end{array} \right.\).

Hạt nhân Z có năng lượng liên kết nhỏ nhất nhưng số khối lại lớn nhất nên kém bền vững nhất, hạt nhân Y có năng lượng liên kết lớn nhất lại có số khối nhỏ nhất nên bền vững nhất

Vậy thứ tự đúng là Y, X và Z

  • Chọn đáp án A

Câu 17: Cho phản ứng hạt nhân  \({}_{17}^{35}Cl + {}_Z^AX \to n + {}_{18}^{37}{\rm{Ar}}\) . Trong đó hạt X có

  A. Z = 1; A = 3.        B. Z = 2; A = 4.         

C. Z = 2; A = 3.          D. Z = 1; A = 1.

Lời giải:

+ Phương trình phản ứng: \({}_{17}^{35}Cl + {}_1^3X \to {}_0^1n + {}_{18}^{37}Ar\)

→ Hạt nhân X có Z = 1 và A = 3.

  • Chọn đáp án A

Câu 18: Chọn phát biểu đúng. Một ống dây có độ tự cảm L; ống thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là

  A. L.                           B.  2L.                        

C. 0,2L.                       D. 4L.

Lời giải:

+ Độ tự cảm của ống dây :

\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

→ Với N' = 2N và S' = 0,5S  → L' = 2L.

  • Chọn đáp án B

Câu 19: Hình nào dưới đây kí hiệu đúng với hướng của từ trường đều tác dụng lực Lorenxo lên hạt điện tích q chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {{v_{}}} \)  trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ.

A. Hình 1.                   B. Hình 2.                  

C. Hình 3.                   D. Hình 4.

Lời giải:

+ Điện tích chuyển động tròn → lực Loren có chiều hướng vào tâm quỹ đạo.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: Cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều chuyển động của điện tích dương (nếu điện tích là âm thì ngược lại), ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorenxo → Hình 4 là phù hợp.

  • Chọn đáp án D

Câu 20: Trên vành của một kính lúp có ghi 10×, độ tụ của kính lúp này bằng

  A. 10 dp.                    B. 2,5 dp.           

C. 25 dp.                       D. 40 dp.

Lời giải:

+ Kính lúp có ghi 10× → G = 10.

Người ta thường lấy điểm cực cận của mắt là 25 cm.

\(\begin{array}{l} {G_\infty } = \frac{{O{C_C}}}{f}\\ \to f = \frac{{0,25}}{{10}} = 0,025m \end{array}\)

→ D = 40 dp.

...

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Lê Chân lần 3 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?