SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ | KÌ THI THỬ THPT QG LẦN II. NĂM HỌC 2019-2020 Đề thi môn: Sinh học Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) |
|
SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………..
Câu 1: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên
A. mạch gốc của gen. B. phân tử rARN.
C. phân tử tARN. D. phân tử mARN.
Câu 2: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
A. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.
B. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
C. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
D. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 3: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển
A. chất dinh dưỡng. B. chất khí.
C. các sản phẩm bài tiết. D. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 4: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. nằm trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
D. nằm trong tế bào chất (ngoài nhân).
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, biết tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen qui định, trội lặn hoàn toàn. Cho P: Cây hạt vàng lai với cây hạt vàng thu được F1 có tỉ lệ: 75% hạt vàng: 25% hạt xanh. Kiểu gen của P là
A. AA x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x Aa.
Câu 6: Giả sử một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các cặp nuclêôtit ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:
Exon | Intron | Exon | Intron | Exon | Intron | Exon |
90 | 130 | 150 | 90 | 90 | 120 | 150 |
Phân tử prôtêin có chức năng sinh học (không tính axit amin mở đầu) được tạo ra từ gen này chứa bao nhiêu axit amin?
A. 158. B. 79 . C. 78. D. 159
Câu 7: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, một thể đột biến của loài bị mất 1 đoạn của một nhiễm sắc thể ở cặp số 3, lặp 1 đoạn của một nhiễm sắc thể ở cặp số 4, các nhiễm sắc thể khác bình thường. Tính theo lý thuyết, khi giảm phân bình thường thể đột biến này tạo ra giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỷ lệ
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 12,5%.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?
A. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
B. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
C. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
D. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
B. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
C. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.
D. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.
Câu 10: Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là
A. cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.
B. nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
C. nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
D. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.
Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
D. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 12: Một gen A có 225 ađênin và 525 guanin bị đột biến thành alen a. Alen a nhân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra các gen con. Trong tổng số các gen con có chứa 1800 ađênin và 4208 guanin. Gen A đã bị đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G-X.
B. thay một cặp G- X bằng một cặp A-T.
C. thêm một cặp A-T.
D. thay một cặp A-T bằng một cặp G-X.
Câu 13: Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
A. không có hô hấp sáng. B. điểm bù CO2 cao.
C. điểm bão hòa ánh sáng thấp. D. nhu cầu nước cao.
Câu 14: Ở ngô bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Một tế bào bình thường 2n nguyên phân, nếu thoi vô sắc không được hình thành có thể tạo ra tế bào dạng
A. thể ba, 2n + 1 = 23. B. thể một, 2n = 21.
C. thể tứ bội, 4n = 40. D. thể lưỡng bội, 2n = 20.
Câu 15: Cho phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , tính theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%.
A. 4%. B. 10%. C. 16%. D. 40%.
Câu 16: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’… AAATTGAGX…5’
Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
A. 5’…TTTAAXTGG…3’. B. 3’…UUUAAXUXG…5’.
C. 5’…TTTAAXTXG…3’. D. 3’…GXUXAAUUU…5’.
Câu 17: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 18: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
B. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
Câu 19: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người
A. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
Câu 20: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
C. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. D. thay thế cặp G-X bằng cặp T-A.
Đáp án từ câu 1-20 của đề thi THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020
Câu | ĐA | Câu | ĐA |
1 | C | 11 | C |
2 | D | 12 | A |
3 | B | 13 | A |
4 | C | 14 | C |
5 | B | 15 | A |
6 | A | 16 | B |
7 | B | 17 | A |
8 | A | 18 | B |
9 | C | 19 | B |
10 | C | 20 | B |
{-- Nội dung đề từ câu 21 -40 của Đề thi THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !