SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
| ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu trắc nghiệm |
Câu 1 [NB]. Có thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường sinh 4 loại giao tử?
A. AABbdd. B. AabbDd C. abbDD. D. AaBbDd.
Câu 2 [NB]. Trong quy trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T của ADN liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
A. U B. T C. A D. G
Câu 3 [NB]. Đối tượng nào sau đây được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền
A. Ruồi giấm B. Lúa nước C. Chuột D. Đậu Hà Lan
Câu 4 [TH]. Hãy chọn phát biểu đúng
A. Một mã di truyền luôn mã hóa cho một axit amin.
B. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.
C. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A,T,G, X.
D. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là foocmin metionin
Câu 5 [NB]. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang. Nguyên nhân là vì?
A. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
B. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước.
C. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.
D. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
Câu 6 [NB]. Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra các alen mới?
A. Hoán vị gen. B. Đột biến số lượng NST
C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến gen.
Câu 7 [NB]. Xét chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng nào?
A. Bậc 1. B. Bậc 2 C. Bậc 3. D. Bậc 4
Câu 8 [NB]. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,1AA : 0,6Aa : 0,3aa. Theo lý thuyết tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,6 B. 0.4 C. 0,9 D. 0.3
Câu 9 [NB]. Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. giảm cạnh tranh cùng loài.
C. hỗ trợ cùng loại và giảm cạnh tranh cùng loài.
D. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài
Câu 10 [NB]. Loại vi khuẩn nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển đạm nitrat thành N2?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn cố định nitơ D. Vi khuẩn nitrat hóa.
Câu 11 [NB]. Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 12 [NB]. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loại này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n +1 B. n + 1 C. n - 1 D. 2n - 1
Câu 13 [NB]. Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J.
C. giảm dần đều D. đường cong chữ S.
Câu 14 [TH]. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng suất sinh học của các loài thực vật sau: Ngô, lúa, dứa
A. Lúa → ngô → dứa C. Lúa → dứa →ngô
B. Dứa→ lúa → ngô D. Dứa →ngô→ lúa
Câu 15 [TH]. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn trở nên đơn giản dần.
C. Lưới thức ăn thể hiện quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 16 [NB]. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loại:
A. Tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
B. vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu
C. cây phong lan bán trên thân cây gỗ.
D. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
Câu 17 [NB]. Thành tựu nào sau đây là của tao giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội. B. Tạo giống bò có ưu thế lai cao.
C. Tạo giống vi khuẩn sản xuất insulin. D. Tạo cừu Đôly.
Câu 18 [NB]. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào đi cho đời con có 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình?
A. Aabb × aaBb. B. AaBb × aaBB.
C. AaBb × AaBb. D. AaBb × AaBB.
Câu 19 [NB]. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở đại nào sau đây, cây có mạch và động vật di cư lên cạn
A. Cổ sinh. B. Nguyên sinh. C. Tân sinh. D. Trung sinh.
Câu 20 [NB]. Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền thẳng?
A. Gen nằm ở ti thể. B. Gen nằm trên NST giới tính X.
C. Gen nằm trên NST thường. D. Gen nằm trên NST giới tính Y
Đáp án từ 1-20 Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh
1-B | 2-C | 3-D | 4-B | 5-B | 6-D | 7-C | 8-A | 9-C | 10-A |
11-C | 12-A | 13-D | 14-C | 15-B | 16-B | 17-A | 18-B | 19-A | 20-D |
Hưỡng dẫn giải chi tiết từ câu 1-20 Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh
Câu 1
Cơ thể dị hợp 2 cặp gen giảm phân tạo 4 loại giao tử: AabbDd
Chọn B
Câu 2
Trong quy trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T của ADN liên kết bổ sung với nuclêôtit loại A ở môi trường nội bào.
Chọn C
Câu 3
Đối tượng nghiên cứu của Menđen là đậu Hà lan.
Chon D
Câu 4
A sai, mã kết thúc không mã hóa cho axit amin nào.
B đúng.
C sai, đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại: AU,G,X
D sai, ở sinh vật nhân thực axit amin mở đầu là Met.
Chọn B
Câu 5
Nguyên nhân của hiện tượng trên do: Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước.
Chọn B
Câu 6
Quá trình đột biến gen tạo ra các alen mới (SGK Sinh 12 trang 19).
Chọn D
Câu 7
Tảo lục đơn bào (B1) →Tôm (B2) →Cá rô (B3) →Chim bói cá (B4)
Chọn C
Câu 8
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA : yAa : zaa
Tần số alen: \({p_A} = x + \frac{y}{2} = 1 - {p_A}\;\)
Cách giải:
Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,1AA : 0,6Aa : 0,3aa
Tần số alen a: \({q_a} = z + \frac{y}{2} = 0,3 + \frac{{0,6}}{2} = 0,6\;\)
Chọn A
Câu 9
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa là tận dụng nguồn sống thuận lợi (SGK Sinh 12 trang 164)
Môi trường có khả năng cung cấp nguồn sống cao hơn mức quàn thể cần, do đó các cá thể sẽ tìm đến nơi thuận lợi nhất để phát triển – phân bố một cách ngẫu nhiên
Chọn C
Câu 10
Vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ chuyển đạm nitrat thành N2 làm mất nitơ trong đất.
Chọn A
Câu 11
Di - nhập gen diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
Chọn C
Câu 12
Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loại này có bộ NST là 2n+1
Chọn A.
Câu 13
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng đường cong chữ S vì điều kiện môi trường bị giới hạn.
Chọn D
Câu 14
Lúa là thực vật C3, ngô là thực vật C4; dứa là thực vật CAM.
Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng suất sinh học là: Lúa →dứa → ngô
Chọn C
Câu 15
Phát biểu sai là B. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn trở nên phức tạp dần vì thành phần loài tăng.
Chọn B
Câu 16
Cộng sinh : là hiện tượng hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai cùng có lợi. Mối quan hệ này là bắt buộc. Ví dụ về cộng sinh là B.
A: kí sinh (+ -)
C: Hội sinh (+ 0)
D: Hợp tác (++)
Chọn B
Câu 17
A: gây đột biến
B: Lai giống, dựa trên biến dị tổ hợp
C: Công nghệ gen
D: công nghệ tế bào.
Chọn A
Câu 18
A. Aabb x aaBb → (1Aa:laa)(1Bb:1bb) → 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình
B. AaBb x aaBB → (1Aa:laa)(1BB11Bb) → 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình
C. AaBb x AaBb → (1AA:2Aa:laa)(1BB:2Bb:lbb) → 9 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình
D. AaBb x AaBB→ (1AA:2Aa:laa)(1BB:1Bb)→6 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình
Chọn B
Câu 19
Cây có mạch và động vật di cư lên cạn ở kỉ Silua, đại Cổ sinh (SGK Sinh 12 trang 142).
Chọn A
Câu 20
Gen nằm trên NST giới tính Y sẽ di truyền thẳng ở giới dị giao tử (SGK Sinh 12 trang 12).
Chọn D
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Rạch Gầm lần 1 có đáp án
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Hàn Thuyên lần 1 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !