SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN BÁ NGỌC | ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Cho các nhận định sau về Cacbohidrat, có bao nhiêu nhận định đúng?
- Đường Fructozo là một loại đườngPentozo.
- Saccarozo còn gọi là đường mía
- Lactozo còn được gọi là đườngsữa.
- Xenlulozo là một loại đường đôi.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Đơn phân cấu tạo nên protein là :
A. Axit min B. Glucozo C. Nucleotit D. Axit béo
Câu 3: Ở sinh vật nào dưới đây có thông tin di truyền được lưu trữ trên ARN thay vì ADN?
A. Hầu hết vi khuẩn B. Một số loài nấm
C. Một số virut D. Một số loài thực vật
Câu 4: Người ta ví ti thể như:
A. Nhà máy sảnxuấtprotein.
B. Nhà máy điện cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào.
C. Ngânhànglưutrữvậtchấtditruyền.
D. Bộ máy vận chuyểnprotein.
Câu 5: Trong cây có những loại mô phân sinh nào?
A. Mô phân sinh chồi, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng
B. Mô phân sinh lóng, mô phân sinh cành, mô phân sinh rễ.
C. Mô phân sinh rễ, mô phân sinh chồi, mô phân sinh lóng.
D. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng
Câu 6: Hiện tượng không thuộc biến thái là?
A. Rắn lột da.
B. Châu chấu trưởng thành có kích thước lớn hơn châu chấu con
C. Nòng nọc có đuôi còn ếch thì không.
D. Bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết.
Câu 7: Giao tử cái có thể phát triển thành 1 cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực, hình thức sinh sản này là:
A. Nảy chồi. B. Phân mảnh. C. Trinh sinh. D. Phân đôi
Câu 8: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A. Hướng sáng. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng nước. D. Hướng hoá.
Câu 9: Hooc môn sinh trưởng (GH) do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Câu 10: Cho các hiện tượng:
I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi khi bị kích thích từ môi trường
IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
V. Sự đóng mở của khí khổng
Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?
A. III, IV B. III, V C. I, II, IV D. II, III, V
Câu 11: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:
1. Gây độc hại đối với cây.
2. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4.
Câu 12: Vai trò của nguyên tố vi lượng đối với thực vật là gì?
A. Tham gia vào quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong cây.
B. Hoạt hoá các enzim trong quá trình trao đổi chất của cây.
C. Là thành phần cấu tạo nên các chất hữu cơ trong tế bào.
D. Là thành phần cấu tạo nên vách và màng tế bào.
Câu 13: Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST thường có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Đột biến gen trội. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 15: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?
A. tay người và cánh dơi B. cánh dơi và cánh ong mật
C. tay người và vây cá D. cánh dơi và cánh bướm
Câu 17: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
A. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
B. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
C. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng lên.
Câu 18: Trong diễn thế sinh thái trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1) B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 19: Giả sử một lưới thức ăn có sơ đồ như sau. Có mấy phát biểu dưới đây đúng về lưới thức ăn này?
(1) Sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là: Bọ rùa, châu chấu, gà rừng, dê, nấm
(2) Ếch nhái tham gia vào 4 chuỗi thức ăn
(3) Nếu diều hâu bị mất đi thì chỉ có 3 loài được hưởng lợi
(4) Dê chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
(2) Trồng cây gây rừng.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
(2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
(4) Vì thuộc cùng 1 operon nên các gen cấu trúc A, Z và Y có số lần phiên mã bằng số lần tái bản.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Alen B có 300A và có . Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là.
A. 4202. B. 4200 C. 4199 D. 4201.
Câu 23: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mARN.
(2) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(3) Mã di truyền có tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 24: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.
(2) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
(3) Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp
(4) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 25: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
{-- Nội dung đề từ câu 26-40 và đáp án của Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !