Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Công Trứ lần 1 có lời giải chi tiết

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

---------------------

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020

Môn thi: SINH HỌC – LẦN 1

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh?

A. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.

B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

C. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.

D. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.

Câu 2: Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng?

A.

30/512

B.

27/512

C.

29/512

D.

28/512

Câu 3: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly ở giảm phân II, cặp số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb sẽ giảm phân các loại giao tử nào?

A.

AAb, aab, b

B.

AAB, aab, Ab, ab

C.

AAb, aab, b, Ab, ab

D.

AAbb, aabb, Ab, ab

Câu 4: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỷ nào?

A.

Kỷ Jura thuộc Trung sinh

B.

Kỷ Đệ tam (thứ ba) thuộc đại Tân sinh

C.

Kỷ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh

D.

Kỷ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh

Câu 5: Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen: C1 (cánh đen) > C2 cánh xám > C3 cánh trắng. Quần thể chim ở thành phố A cân bằng di truyền có 4875 con cánh đen; 1560 con cánh xám; 65 con cánh trắng. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang 1 khu cách ly bên cạnh và sau vài thế hệ phát triển thành một quần thể giao phối lớn B. Quần thể B có kiểu hình 84% cánh xám: 16% cánh trắng. Nhận định đúng về hiện tượng trên là:

A. Quần thể B có tần số các kiểu gen không đổi so với quần thể A

B. Sự thay đổi tần số các alen ở quần thể B so với quần thể A là do tác động cuả đột biến.

C. Quần thể B là quần thể con của quần thể A nên tần số các alen thay đổi do nội phối

D. Quần thể B có tần số các alen thay đổi so với quần thể A là do hiệu ứng kẻ sáng lập

Câu 6: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:

(1) Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(2) Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.

(3) Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.

(4) Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

Số phương án đúng là:

A.

2

B.

4

C.

3

D.

1

Câu 7: Thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện nào dưới đây?

A.

Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới

B.

Khối nước sông trong mùa cạn

C.

Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân nắng ấm

D.

Các ao hồ nghèo dinh dưỡng

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Các gen trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau

B. Vị trí của gen trên NST được gọi là locus

C. Các gen trên cùng 1 NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau.

D. Số lượng nhóm gen liên kết của 1 loài thường bằng số lượng NST trong bộ lưỡng bội

Câu 9: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm cả thực vật và vi sinh vật tự dưỡng

B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước

C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

D. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.

Câu 10: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?

(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.

(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

(6) Cá ép sống bám trên cá lớn.

A.

5

B.

4

C.

3

D.

2

Câu 11: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?

(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật.

(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.

(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.

(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

A.

4

B.

2

C.

3

D.

1

Câu 12: Gỉa sử sự khác nhau giữa cây ngô cao 10 cm và cây ngô cao 26cm là do 4 cặp gen tương tác cộng gộp quy định. Cá thể thân cao 10 cm có kiểu gen aabbccdd, cá thể thân cao 26cm có kiểu gen AABBCCDD. Con lai F1 có chiều cao là 22cm. Tiếp tục cho F1  tự thụ phấn, tỉ lệ cây cao 22cm là bao nhiêu?

A.

1/2

B.

1/4

C.

1/8

D.

1/16

Câu 13: Một cơ thể ruồi giấm có 2n = 8, trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn. Tỷ lệ giao tử mang đột biến và tỷ lệ giao tử bình thường lần lượt là:

A.

7/8 và 1/8

B.

3/4 và 1/4

C.

1/2 và 1/2

D.

 1/4 và 3/4

Câu 14: Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa gen B và gen b với tần số 40%; D và d là 20%; G và g với tần số 20%. Tính theo lý thuyết, loại giao tử ab de Xhg được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)XHgXhG chiếm tỷ lệ:

A.

0,12

B.

0,012

C.

0,18

D.

0,022

Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng với quan điểm của Đacuyn?

A. Khi điều kiện sống thay đổi, tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể cũng thay đổi

B. Quần thể sinh vật có xu hướng thay đổi kích thước trong mọi điều kiện môi trường.

C. Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

D. Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại các vật chất di truyền của bố mẹ

Câu 16: Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:

A.

Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học

B.

Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính

C.

Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính

D.

Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái

Câu 17: Để tăng độ mở khí khổng của lá người ta thực hiện những cách nào sau đây?

(1) Cho cây ra ngoài ánh sáng

(2) Tưới thật nhiều, dư thừa nước cho cây

(3) Bón phân làm tăng nồng độ ion kali

(4) Kích thích cho rễ tiết ra nhiều axit abxixic

A.

1 và 2

B.

2 và 3

C.

1 và 3

D.

2 và 4

                 

Câu 18: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

A.

2

B.

1

C.

4

D.

3

Câu 19: Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường

(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

(4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

A.

4

B.

1

C.

3

D.

2

Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

A.

2

B.

4

C.

1

D.

3

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

C

D

B

B

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

B

B

C

C

C

D

A

B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật

Câu 2: Đáp án B

Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định.

Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng → vợ và chồng đều có KG Aa

Xác suất sinh 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng = (0,75 x 0,5)2 x (0,25 x 0,5) x C13 = 27/512

Câu 3: Đáp án C

Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp Bb.

Cơ thể có kiểu gen Aabb

Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly ở giảm phân II → tạo ra giao tử đột biến: AA, aa, O

Các tế bào giảm phân bình thường tạo: A, a cặp số 3 phân ly bình thường → tạo giao tử: b

=> các loại giao tử gồm: AAb, aab, b, ab, Ab

Câu 4: Đáp án C

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỷ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

Câu 5: Đáp án D

Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen:

C1 (cánh đen) > C2 cánh xám > C3 cánh trắng

Quần thể A:

Trắng = C3C3 = 65 con = 0,01 → C3 = 0,1

Xám = C2C2 + C2C3 = 1560 con = 0,24 → C2 = 0,4

→ C1 = 0,5

Quần thể B:

Trắng = C3C3 = 0,16 → C3 = 0,4

C2 = 0,6

Cấu trúc di truyền của quần thể A: 0,25 C1C1 : 0,4 C1C2 : 0,1 C1C3 : 0,16 C2C2 : 0,08 C2C3 : 0,01 C3C3

Cấu trúc di truyền của quần thể B: 0,36 C2C2 : 0,48 C2C3 : 0,16 C3C3

→ A sai

C sai vì quần thể B là quần thể ngẫu phối

B sai.

Câu 6: Đáp án B

Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:

  1. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  2. Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
  3. Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
  4. Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

Câu 7: Đáp án B

Thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện: Khối nước sông trong mùa cạn.

Câu 8: Đáp án D

D. Số lượng nhóm gen liên kết của 1 loài thường bằng số lượng NST trong bộ lưỡng bội → sai, số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.

Câu 9: Đáp án C

C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất. → sai, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có 2 loại chuỗi thức ăn: mở đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc mở đầu là mùn bã hữu cơ.

Câu 10: Đáp án B

Trong các mối quan hệ sau, các mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi:

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng

(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn

(6) Cá ép sống bám trên cá lớn

Câu 11: Đáp án B

Các phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn:

 (2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.

 (4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

Câu 12: Đáp án D

P: AABBCCDD (26cm) x aabbccdd (10cm)

F1: AaBbCcDd (22cm)

F1 x F1

F2: Tỉ lệ cây cao 22cm = AaBbCcDd = (1/2)4 = 1/16

Câu 13: Đáp án B

Một cơ thể ruồi giấm có 2n = 8, trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn.

Tỷ lệ giao tử bình thường = 0,5 x 0,5 = 1/4

Tỷ lệ giao tử mang đột biến = 1 – (1/4) = 3/4

Câu 14:  Đáp án B

Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa gen B và gen b với tần số 40%; D và d là 20%; G và g với tần số 20%. Giao tử ab de Xhg được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)XHg XhG  chiếm tỷ lệ

= 0,3 x 0,4 x 0,1 = 0,012

Câu 15: Đáp án C

Nhận định đúng với quan điểm của Đacuyn: Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

Câu 16: Đáp án C

Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây: Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính.

Câu 17: Đáp án C

Để tăng độ mở khí khổng của lá người ta thực hiện:

(1) Cho cây ra ngoài ánh sáng (vì khí khổng mở khi có ánh sáng)

(3) Bón phân làm tăng nồng độ ion kali (vì K+ là ion ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng)

Câu 18: Đáp án D

Các phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái:

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó. → đúng

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật. → sai, nhân tố vô sinh không gồm yếu tố sinh học.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. → đúng

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật → đúng.

Câu 19: Đáp án A

Phát biểu đúng về quần xã sinh vật:

(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. 

(4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

Câu 20: Đáp án B

Các phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 21-40 của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ  lần 1 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?