Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Đội Cấn lần 1 có đáp án

SỞ GD & ĐTVĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2019- 2020 - MÔN SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 81: Ở ruồi giấm, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau thu được F1 có tỉ lệ 50% ruồi cánh dài : 50% ruồi cánh cụt. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, kiểu gen của thế hệ P là

A. Aa x Aa.                    B. Aa x aa.                      C. AA x Aa.                   D. AA x aa.

Câu 82: Bản đồ di truyền là

A. vị trí các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

B. khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

C. sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

D. số lượng các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

Câu 83: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến

A. đảo đoạn nhiễm sắc thể.                                 B. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.

C. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.                          D. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

Câu 84: Ở người, Hệ nhóm máu ABO do một gen có ba alen (IA, IB, IO) quy định. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào sẽ cho thế hệ con có đủ 4 loại nhóm máu?

A. IBIO x IAIB.                  B. IAIB x IAIB.                  C. IAIO x IBIO.                  D. IAIO x IAIB.

Câu 85: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

C. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

D. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

Câu 86: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

B. Có 64 bộ ba mã hoá cho các loại axit amin.

C. Trong một đoạn phân tử mARN nhân tạo chỉ có 2 loại nuclêôtit là A và U có thể mã hóa cho tối đa 7 loại axit amin.

D. Axit amin triptôphan do một bộ ba mã hóa.

Câu 87: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ.               B. nước và các ion khoáng.

C. nước.                                                                  D. các ion khoáng.

Câu 88: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu bằng những phản ứng nào sau đây?

1. Tuyến tụy tiết insulin.                                    2. Gan biến đổi glicôgen thành glucôzơ.

3. Gan biến đổi glucôzơ thành glicôgen.          4. Tuyến tụy tiết glucagôn.

5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ.

A. 2, 3, 5.                        B. 1, 4, 5.                        C. 1, 3, 5.                        D. 2, 4, 5.

Câu 89: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây  không đúng?

A. Trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.

B. Enzim ADN polimeraza có vai trò bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

C. Mạch ADN mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung dựa trên mạch khuôn ADN.

D. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối ligaza.

Câu 90: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến lặp đoạn có thể gây chết hoặc giảm sức sống cho thể mang đột biến.

B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác.

D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.

Câu 91: Đối với sinh vật, liên kết gen hoàn toàn

A. hạn chế biến dị tổ hợp, các gen trong cùng một nhóm liên kết luôn di truyền cùng nhau.

B. tăng số kiểu gen khác nhau ở đời sau, làm cho sinh vật đa dạng phong phú.

C. tăng số kiểu hình ở đời sau, tăng khả năng thích nghi ở sinh vật.

D. tăng biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hoá.

Câu 92: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

A. Sắt.                             B. Mangan.                     C. Lưu huỳnh.               D. Bo.

Câu 93: Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polilnuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?

A. ARN polimeraza.     B. Ligaza.                       C. Restrictaza.       D. ADN polimeraza.

Câu 94: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Bệnh máu khó đông ở người do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên.

B. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.

C. Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen.

D. Chất 5BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN tạo gen đột biến.

Câu 95: Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp ARN có điểm chung là

A. có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza.  B. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

C. diễn ra trên cả phân tử ADN.                         D. diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 96: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A. lipit và pôlisaccarit.                                         B. ARN và pôlipeptit.

C. ARN và prôtêin loại histon.                           D. ADN và prôtêin loại histon.

Câu 97: Hình thức hô hấp của châu chấu là

A. hô hấp bằng mang.                                           B. hô hấp bằng phổi.

C. hô hấp qua bề mặt cơ thể.                               D. hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Câu 98: Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, cần sử dụng oocxêin axêtic 4- 5% để

A. các nhiễm sắc thể co ngắn và hiện rõ hơn.

B. nhuộm màu các nhiễm sắc thể.

C. cố định các nhiễm sắc thể và giữ cho chúng không dính vào nhau.

D. các nhiễm sắc thể tung ra và không chồng gấp nhau.

Câu 99: Xét các loại đột biến sau:

1. Mất đoạn NST.             2. Lặp đoạn NST.                  3. Chuyển đoạn không tương hỗ.

4. Đảo đoạn NST.            5. Đột biến thể một.             6. Đột biến thể ba.

Có bao nhiều loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

A. 3.                                B. 2.                                 C. 4.                                D. 5.

Câu 100: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Cây có kiểu gen mang thể ba được tạo ra từ phép lai trên là

A. AaaBb và AAAbb.                                           B. Aaabb và AaaBB.

C. AAaBb và AaaBb.                                            D. AAaBb và AAAbb.

Đáp án trắc nghiệm từ câu 81-100 Đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019-2020

81

B

82

C

83

C

84

C

85

D

86

B

87

B

88

C

89

B

90

D

91

A

92

C

93

A

94

C

95

B

96

D

97

D

98

B

99

A

100

C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 của tài liệu Đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Đội Cấn lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?