Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học- Trường THPT chuyên Khoa Học Tự Nhiên lần 1 có đáp án

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Loại axit nuclêic nào sau đây được dùng làm khuôn để tổng hợp chuỗi pôlipeptit?

     A. mARN                    B. rARN.                     C. ADN                       D. tARN

Câu 2 (TH): Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

     A. 4 giao tử                 B. 1 loại giao tử.         C. 3 loại giao tử.         D. 2 loại giao tử.

Câu 3 (NB): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không thể làm tăng nguồn biến dị di truyền của quần thể

     A. Giao phối               B. Nhập cư.                 C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.

Câu 4 (TH): Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trôi hoàn toàn so với alen a quy định hoà trắng. Một quần thể đang ở trang thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 36%. Tần số alen A của quần thể là

     A. 0,2                           B. 0,8                           C. 0.6                           D. 0,36

Câu 5 (NB): Mối quan hệ nào sau đây không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ

     A. Hội sinh                                                        B. Ức chế - cảm nhiễm.

     C. Cộng sinh.                                                    D. Hợp tác.

Câu 6 (NB): Kích thước quần thể sinh vật có thể được xác định theo mấy cách sau đây:

I. Số lượng cá thể tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.

II. Số lượng các cá thể trong quần thể.

III. Khối lượng của các cá thể trong quần thể

IV. Tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể.

     A. 3                              B. 1                               C. 2                               D. 4

Câu 7 (NB): Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là:

     A. AAbb, aabb.          B. AAAb, Aaab.         C. Aabb, abbb.            D. Abbb, aaab.

Câu 8 (TH): Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen phân li độc lập cùng quy định theo kiểu tượng tác bổ sung: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa màu trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều cây hoa màu đỏ nhất?

     A. AABb × aaBb.       B. AaBb × AaBb.       C. AaBB × aaBb.       D. Aabb × aaBb.

Câu 9 (NB): Nhóm động vật nào sau đây khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua phổi?

     A. Lưỡng cư.              B. Bò sát.                     C. Chim.                      D. Thú.

Câu 10 (NB): Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

     A. 2 cây quả đỏ :1 cây quả vàng.                   B. 1 cây quả đỏ :3 cây quả vàng.

     C. 3 cây quả đỏ :1 cây quả vàng.                   D. 1 cây quả đỏ :1 cây quả vàng.

Đáp án từ câu 1-10 đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019-2020

1-A

2-D

3-C

4-A

5-B

6-A

7-A

8-A

9-C

10-D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-20 của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 21 (NB): Có bao nhiêu đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá sau đây thích nghi với chức năng quang hợp.

I. Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

II. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí không giúp cho CO2 khuếch tán vào bên trong lá.

III. Trong lá có các bào quan quang hợp là lục lạp.

IV. Trên màng tilacoit của lục lạp có các sắc tố quang hợp.

     A. 1                              B. 2                               C. 3                               D. 4

Câu 22 (NB): Khi nói về mô hình cấu trúc operon Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động có vai trò là

     A. nơi enzim ADN polimeraza gắn vào để khởi đầu quá trình nhân đôi ADN.

     B. nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

     C. nơi prôtêin ức chế gắn vào để ngăn cản sự phiên mã.

     D. nơi tổng hợp prôtêin ức chế.

Câu 23 (TH): Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Trong tự nhiên, đột biến đa bội xảy ra khá phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.

     B. Đột biến lệch bội có thể xảy ra trong nguyên phân.

     C. Một trong những cơ chế phát sinh thể đột biến đa bội là do tất cả các NST không phân li trong lần nguyên nhân đầu tiên của hợp tử.

     D. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở cặp NST giới tính mà không xảy ra ở cặp NST thường.

Câu 24 (NB): Cơ chế hình thành loài nào sau đây có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc ?

     A. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

     B. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

     C. Hình thành loài nhờ cơ chế lại xa và đa bội hoá.

     D. Hình thành loài khác khu vực địa lí.

Câu 25 (NB): Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên nhân gây diễn thế sinh thái?

I. Bão, lụt, cháy, ô nhiễm là những nguyên nhân từ bên ngoài gây nên diễn thế sinh thái.

II. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái.

III. Những biến đổi của môi trường chỉ là những nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.

IV. Các hoạt động của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.

     A. 4                              B. 3                               C. 2                               D. 1

Câu 26 (TH): Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả sau

I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.

II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm.

V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến tuyệt chủng

     A. 2                              B. 5                               C. 3                               D. 4

Câu 27 (VDC): Ở một loài thực vật, xét 4 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định: trên cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có 2 gen (alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b); trên cặp nhiễm sắc thể thứ hai có 2 gen (alen D bị đột biến thành alen d, alen e bị đột biến thành alen E). Các thể đột biến trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

     A. 75                            B. 90                            C. 77                            D. 81

Câu 28 (VD): Ở một loài thú, cho con đực thuần chủng mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái thuần chủng mắt đỏ, đuôi ngắn, thu được F1 gồm toàn con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:

- Ở giới cái : 100% mắt đỏ, đuôi ngắn.

- Ở giới đực : 30% mắt đỏ, đuôi ngắn : 30% mắt trắng, đuôi dài : 20% mắt trắng, đuôi ngắn : 20% mắt đỏ, đuôi dài.

Nếu cho con cái F1 lai phân tích thu được F2 thì ở F2 các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm tỉ lệ

     A. 10%                         B. 50%                         C. 20%                         D. 5%

Câu 29 (VD): Lưới thức ăn của một hệ sinh thái được mô tả như hình bên.

Giả sử nếu loài B bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài C và loài H sẽ bị loại bỏ nếu không được cung cấp thức ăn.

II. Số lượng cá thể của loài E có thể sẽ tăng lên.

III. Loài T không bị ảnh hưởng gì do không liên quan đến loài B.

IV. Loài D được lợi vì không phải cạnh tranh với loài B.

     A. 2                              B. 3                               C. 4                               D. 1

Câu 30 (VD): Ở một loài động vật có vú, cho phép lại P: ♂XbY × ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?

     A. XBXBXb, XbXb; XBXbY; XbY.                  B. XBXBXB, XBXbXb; XBY; XbY.

     C. XBXb; XbXb; XBYY; XbYY.                     D. XBXBXb; XbXb; XBXBY; XbY.

Đáp án từ câu 21-30 đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019-2020

21-D

22-B

23-DC

24-

25-A

26-D

27-B

28-A

29-

30-A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Khoa Học Tự Nhiên lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?