SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn
( Đề gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài, gặp gỡ, làm quen với những người khác, bạn lại thích online trên các mạng xã hội và đọc tin tức, lướt web giải trí…
(2) Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad… giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa…tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách.
(3) Điều này khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp trực tiếp, thói quen giao tiếp dần dần bị loại bỏ, bạn không còn phản xạ linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa. Dần dần, kỹ năng giao tiếp của bạn trở nên hạn chế và do đó, bạn ngày càng ít giao tiếp hơn. Bạn trở nên e ngại với việc giao tiếp thực tế, trở nên nhút nhát, thụ động khi nói chuyện mặt đối mặt.
(Theo Kina.vn- Nhút nhát của giới trẻ – Nguyên nhân và cách khắc phục)
Câu 1. Sự phát triển của mạng xã hội được nói đến trong đoạn văn đồng nghĩa với điều gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định của tác giả: Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad… giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa…tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn (3)?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của căn bệnh ngại giao tiếp thực tế ở giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng nhiều lần miêu tả sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
Lần thứ nhất:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Lần thứ hai:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Hãy phân tích những lần miêu tả trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng này.
...........................HẾT.......................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải: Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ao hơn đời sống thực.
2. Phương pháp: phân tích
Cách giải: Có thể hiểu là: khi chúng ta thường xuyên sóng trên mạng xã hội, thế giới ảo thì khoảng cách trong thế giới ảo được rút ngăn, nhưng đồng nghĩa với đó là khoảng cách với cuộc sống thực ngày càng bị kéo giản, bạn ngày càng xa vời với đời sống thực tể.
3. Phương pháp: căn cứ bài Liệt kê, phân tích
Cách giải: - Tác dụng: tác già liệt kê nhăm nhấn mạnh những tác hại của việc sóng trong thị giới do quả lâu.
4. Phương pháp: phân tích
Cách giải: Gợi ý: Bước ra khỏi thế giới ảo và song cuộc đời thực của mình Vì: Khi bạn song trong thế giới ảo quả lâu bạn sẽ đánh mất đi cảm xúc, khả năng, nhu cầu giao tiep, bạn sẽ đánh mất đi niềm vui, hạnh phúc của những trải nghiệm thực tê và còn đánh mất đi cơ hội được thảnh công.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề vấn đề ngại giao tiếp của giới trẻ
2. Giải thích
- Ngại giao tiếp là gì? Ngạii giao tiếp là suy nghĩ, hành động thiếu tự tin khi giao tiếp, trao đổi với người khác.
=>Tình trạng này khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay.
3. Bàn luận
- Biểu hiện của ngại giao tiếp:
+ Lo lắng sợ hãi khi nói chuyện với người lạ.
+ Lo lắng bản thân bị bối rối, làm cho bẽ mặt trước đám đông.
+ Khi giao tiếp không dám nhin thẳng vào người đối diện, run, lo lắng, sợ hãi
+...
- Nguyên nhân:
+ Bệnh lý gặp phải ở một số người.
+ Do chúng ta sống trong thế giới ảo quá lâu, không giao lưu, nói chuyện với mọi người dài dần hình thành chúng ngại giao tiếp,
- Tác hại việc ngại giao tiếp:
+ Khó khăn trong trao đổi, nói chuyện với người khác
+ Tự đánh mất cơ hội cho bản thân
+ Làm giảm chất lượng cuộc sống...
- Giải pháp: Đến các cơ sở y tế đã được khám và chữa bệnh. Không nên sống trong thế giới ảo quả nhiều, phải năng động thường xuyên giao lưu, trò chuyện với mọi người,
- Liên hệ bản thân
4. Tổng kết vấn đề
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản, - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cái xúc, cliên đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngừ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoảng hồn hậu, lãng mạn và tài hoa –đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiên và xử Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiên là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ | thuật của nhà thơ, được in trong tập Mấy đâu ô (1986).
Phân tích hai đoạn thơ
*Đoạn 1:
- Trên những cung đường hành quân được mở ra theo cả chiều thời gian và không gian, những người lính gặp phải bao khó khăn, nhọc nhãn. Địa hình hiểm trở của núi rừng đà gợi ra sự vật vả, những hơi thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên mỗi chặng hành quân vượt dốc, Doản quân không chỉ có lúc mỏi mệt “Sải Khao Sương lập đoàn quân mỏi”, mà còn có không ít những mất mát, hi sinh: Ảnh bạ đãi đầu không biớc ta Gục lên sủng niu bỏ quên đời
- Hai câu thơ như một thước phim được cố ý quay chận, phơi bày ra sự thật khắc nghiệt về nhung gian khổ, hi sinh của đới linh.
- Người chiến binh mệt mỏi vì đường xa, vì đói khát, bệnh tật... vẫn cố gắng tiến bước cho đến lúc buộc phải nằm lại trên dọc đường hành quân.
+ Hai chữ “dải dầu" đã gói ghém trong đó biết bao những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiên đã trải qua trên những cung đường hành quân,
+ Chữ “gục” đã khắc tạc hình ảnh người linh kiệt sức thật tội nghiệp.
+ Những thanh "ngà" xuất hiện cách quảng đều đặn cũng góp phần tạo tiền đin điệu đo nho trong câu thơ. - Đảng chú ý là lối xưng hộ của nhà thơ, không phải là cách gọi "đồng chí" phổ biến quen thuộc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mà là "anh bạn". Một từ giản dị ấy thôi nhung gói ghém cả tinh đống chi, cả tình bạn bè và cả nghĩa ruột thịt sâu nặng.
- Tuy nhiên, nhà thơ đã dùng những cụm từ nói gian nói tránh “không bước nữa”, “gục lên sáng thì bỏ quên đời" để tránh đi màu sắc tang thương, để vơi đi nỗi nghẹn ngào xót xa đang trào dâng. Chính vì thế, câu thơ nói về cái chết nhưng không có màu sắc bi lụy.
*Đoạn 2:
Đoạn thơ mở đầu bằng li tượng, khát vọng của những người lính:
Rải rác biên cương mổ viên xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ăn đạm:
+ Rải rác đây đỏ nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nhân mộ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.
+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tỏi hai từ Hán Việt biên cương, viển xử mang màu sắc trang trọng có kinh như để bảo bọc cho những năm mô xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng được vẻ ngậm ngùi, thành kinh..
- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính Tây Tiếp nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chỉ sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh”.
+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước. khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu thảo cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chăng tiếc" vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thể chém đá. Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:
Áo bào thay chiểu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt. dù dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên sủng mũ bỏ quên đời. Dọc đường Tây Tiến cũng là vô vàn những năm mo liệt sĩ Trọc lên “Rủi rác biến chứng tỏ viên xử"... Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đèn sự ra đi của họ Áo bảo thay chiều đi vẻ đát. Người lính Tây Tiến gục ngã bện đường không có đến cả mảnh chiệu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tâm nữa, tấm tranh...
- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm gián đi tính chất bị thương của những mất mát:
+ Ảo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:
Áo chàng đó tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ cầu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng...)
+ Sông Mã gây lên khúc độc hành vừa đừ đội vừa hào hùng, khien cái chết, sự hi sinh của nguời lính Tây Tiến không bị lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.
*Nhận xét:
- Bi tráng là buồn đau mà không bị lụy, vẫn mạnh mẽ, rắn rỏi, gân guốc.
- Bài thơ không ngần ngại nói tới những gian nan ghê gớm mà các chiến sĩ đã trải qua. Dốc cao, vực sâu, thú dữ, dịch bệnh luôn đe dọa, Đặc biệt nhiều lần bài thơ thói đen cái chết, - Bên cạnh nhưng chi tiết miêu tả cuộc sống gian khổ, bài thơ cũng chứa đựng nhiều chi tiết nói về sự can trường, mạnh mẽ của những người lính. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết chí theo đuổi đến cùng lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc,
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mố hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có mình chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bị tráng vào lòng người,
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi THPT QG môn Ngữ Văn năm 2020. Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT QG.
Ngoài ra, để học tập và ôn luyện tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Liên trường THPT tỉnh Nghệ An