SỞ GD &ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THCS& THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: Ngữ Văn
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Theo thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên trong đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Mỗi thành viên trong gia đình là một người riêng lẻ, họ có thế giới riêng nhưng thế giới riêng đó nếu không có sự kết nối với nhau thì họ sẽ như những người xa lạ ngoài xã hội. Từ đó dẫn đến chuyện họ là những người sống chung một ngôi nhà chứ không phải là một gia đình. Nếu không có bữa cơm, ít thấu hiểu nhau, dây liên kết lỏng ra, dễ bị đứt”.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục thành phố Hà Nội, thì cho rằng “bữa cơm gia đình là hình ảnh biểu trưng của hơi ấm gia đình, là nơi để chia sẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta ngồi ăn với nhau một bữa cơm. Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”.
Nói bữa cơm gia đình thực ra không chỉ nói về bữa cơm. Đằng sau sự thưa hiếm dần, thậm chí sự thiếu vắng hẳn bữa cơm gia đình là sự chăng kéo của các lực hút khác nhau đối với từng thành viên trong gia đình,là sự rạn vỡ của gia đình - tế bào của xã hội, một thiết chế thiết yếu cho sự ổn định xã hội và trao truyền đạo đức xã hội.
(Theo: Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu quan niệm như thế nào về bữa ăn gia đình?
Câu 3: Hình ảnh bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau có ý nghĩa gì?
Câu 4: Anh/Chị hiểu thế nào về thông điệp Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:(2.0 điểm)Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về thông điệp Đằng sau sự thiếu vắng bữa cơm gia đình(...) là sự rạn vỡ của gia đình.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008)
..........HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trênlà: Nghị luận.
Câu 2:
Theo thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên trong đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Câu 3:
- Hình ảnh bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau có ý nghĩa:
- Đây là hình ảnh chỉ vai trò của bữa cơm gia đình. Nó giúp các thành viên có dịp gần gũi, chia sẻ, trao đổi tâm tư, tình cảm. Từ đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên mật thiết, gắn bó hơn.
- Qua hình ảnh này, người viết muốn nhắc nhở mọi người hãy duy trì bữa cơm gia đình như một cách để gắn kết các thành viên lại với nhau cho gia đình sự bền vững.
Câu 4:
Ý nghĩa thông điệp: Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa:
- Giả định các thành viên trong gia đình đi làm, đi học.. cả ngày, tối về nhà phòng ai nấy ở, không có không gian và thời gian sinh hoạt chung thì gia đình vẫn còn nguyên, về mặt hình thức (chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình). Nó không đổ vỡ nhưng không bền chặt, không được vun đắp tình cảm, nó thiếu vắng hơi ấm của sự quan tâm, gắn bó, yêu thương, chia sẻ...
- Một gia đình đúng nghĩa là phải được xây dựng để mối quan hệ giữa các thành viên trở nên bền chặt bằng việc tạo dựng cơ hội gần gũi, quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu lẫn nhau.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn trường rường THCS & THPT Chu Văn An. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi thử THPT QG sắp tới.
Ngoài ra, để luyện tập hơn nữa kỹ năng làm bài của mình, các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn trường THPT Liễn Sơn
đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Huệ
đề thi thử THPTQG năm 2020 lần 2 môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu
đề thi thử THPTQG năm 2020 môn Ngữ Văn trường THPT Phan Châu Trinh
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---