Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Thanh Hoá

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ                                                                  ĐỀ THI THỬ THPT QG

                                                                                                             MÔN:  NGỮ VĂN

                                                                                                           NĂM HỌC: 2019 - 2020

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dâng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
                                               (Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr.18&19)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
II.  LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước trên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

                                                                      (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.

 

........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.
 Phương thức: Biểu cảm
Câu 2.
Những hình ảnh quê hương bình dị: phù sa sông Mã, tiếng tre già, con hến, con trai, chiếc liềm, củ khoai, rơm, rạ.

Câu 3.
Có thể hiểu:

  • Tình cảm yêu thương đong đầy mẹ dành cho con.
  • Tình cảm làng xóm chan hòa, đầy yêu thương, tình nghĩa.

Câu 4:
Học sinh lựa chọn những bài học khác nhau khi đọc tác phẩm này và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý: ­ Bài học cuộc sống

  • Phải biết yêu quê hương, đất nước nơi mình được sinh ra và lớn lến
  • Phải biết quý trọng, yêu thương cha mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời cho mình
  • Cần trân trọng tình cảm hàng xóm láng giềng thân thiết.
  • Những điều trân quý là những điều giản dị xung quanh cuộc sống của chúng ta

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.

b. Bàn luận

Giản dị là sự hài hòa, đơn giản không khoe khoang, là những điều bình dị gần gũi xung quanh cuộc sống của chúng ta.

=> Trong xã hội đầy những bon chen, tấp nập này đẹp biết bao những điều giản dị.

  • Những điều giản dị đôi khi chỉ là được hít hà mùi hương dìu dịu của đồng lúa vào sáng sớm; là khi được ngắm từng đàn trâu thả ngoài đồng; là ngắm nhìn tiếng cười giòn tan của lũ trẻ;… là những điều vô cùng bình thường trong cuộc sống thường nhật.
  • Những điều giản dị giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, mang lại niềm vui.
  • Cuộc sống giản dị cũng làm ta thư thái, hạnh phúc hơn.
  • Sống giản dị cũng cần phân biệt với lối sống ki bo, tiết kiệm thái quá sẽ khiến bản thân không được trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống đầy đủ nhất

c. Tổng kết

Câu 2:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
  • Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô. Vẻ đẹp của sự lãng mạn được thể hiện rõ trong đoạn thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên.
    Phân tích hai đoạn thơ trên

Đoạn 1: Cảm nhận về cung đường Tây Tiến và người lính Tây Tiến

Cung đường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội

Tác giả tập trung but lực để khắc họa nui cao vực sâu, đeo dốc điệp trung:

          Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

  • Những câu thơ chủ yếu dung thanh trắc tạo nên những net vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cai hung vi va dữ dội của thiên nhiên
  • Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:
  • Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp
  • Độ cao, độ sâu của của dốc được đo bằng con số ước lệ vô cung “ngan thước lên cao ngan thước xuống”.
  • Lối lặp từ: dốc lên ­ dốc thăm thẳm, ngan thước lên­ ngan thước xuống góp thêm phần tạo ấn tượng về sự điệp trung của nui cao, vực sâu.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Thanh Hoá. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?