ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 7
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc ở mỗi người.
Một số người vẫn luôn từ chối sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị thương. Tất cả những biểu hiện đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.
Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn phải học cách thể hiện thiện chí.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống, trang 132-133)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm).Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người là những yếu tố nào?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, tại sao một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương?
Câu 3 (1.0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Theo anh/ chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác.
Câu 2 (5.0 điểm).
Anh/ chị hãy phân tích giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Từ đó, nhận xét về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
........HẾT........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHO TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người làbiết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu
Câu 2:
Theo tác giả, một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương vì họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.
Câu 3:
- Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí: người nhận được sự giúp đỡ đôi khi làm tổn thương người giúp đỡ mình.
- Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa: giúp ta thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng người khác để có cách ứng xử cho phù hợp.
Câu 4:
Thí sinh có thể trả lời theo những hướng khác nhau và lí giải phù hợp với sự lựa chọn.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (200 chữ)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp…để triển khai vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
- Phải thực sự thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của họ để đưa ra một cách giúp đỡ phù hợp.
- Giúp đỡ bằng sự chia sẻ chân tình chứ không phải bằng sự thương hại, ban ơn…
- Phải khéo léo để tránh gây tổn thương cho người được giúp đỡ…
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai đúng vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c.Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lĩ lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo các ý sau:
1. Giới thiệu tác giả,tác phẩm, chi tiết nghệ thuật.
2. Phân tích, cảm nhận hai chi tiết:
a. Chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Hoàn cảnh xuất hiện tiếng sáo: Kiếp sống tủi nhục của Mị ở nhà thống lí Pá Tra đã biến Mị từ một cô gái yêu đời trở thành người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, câm lặng, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Nhưng trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, tâm hồn Mị được hồi sinh khi tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha cất lên…
Giá trị của chi tiết tiếng sáo:
- Xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm với những cung bậc cảm xúc và ý nghĩa khác nhau: lấp ló ngoài đầu núi, văng vẳng đầu làng, lơ lửng bay ngoài đường, trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.
- Tiếng sáo làm sống dậy những cảm xúc, những kí ức về những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ; làm sống dậy ý thức về bản thân, cảm nhận nguồn sức sống đang dâng trào “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…”
- Tiếng sáo giúp Mị nhận thức thực tại, thấm thía hơn bao giờ hết nỗi bất hạnh của đời mình “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này…”
- Tiếng sáo thôi thúc khiến Mị có hành động “nổi loạn” – đi chơi xuân, ngay cả lúc bị A Sử trói đứng vào cột, tiếng sáo vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi…
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 7. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Minh Quang
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 5
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---