ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 51
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4.
Vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống một cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.
Bỏ ngoài tai những lời bình luận đó, hai chú ếch cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Nhưng thay vì động viên cổ vũ, những con ếch kia lại khuyên hai chú đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình. Sau những nỗ lực không thu được kết quả, một chú nghe theo lời khuyên của bầy ếch trên bờ, bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.
Trong khi đó, chú ếch còn lại tiếp tục nhảy. Mặc dù cả bầy ếch không ngừng lặp lại lời khuyên trước đó nhưng chú vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình và ngày càng nhảy mạnh hơn. Cuối cùng chú cũng nhảy được lên bờ. Lúc này, cả bầy ếch vây quanh chú và hỏi: «Anh không nghe thấy những gì chúng tôi nói à?". Thì ra chú ếch này bị nặng tai. Chú tưởng cả bầy ếch đã động viên chú trong suốt khoảng thời gian qua.
“Câu chuyện về hai chú ếch- Sức mạnh của lời nói.”
(Nguồn: Sách “Hạt giống tâm hồn”).
Câu 1. Trong đoạn 1, chuyện gì đã xảy ra với những chú ếch?
Câu 2.Thay vì động viên cổ vũ, những chú ếch còn lại đã khuyên hai chú ếch xấu số điều gì?
Câu 3. Hãy cho biết, câu chuyện bàn về điều gì?
Câu 4. Từ câu chuyện của những chú ếch, anh/ chị có cho rằng lời nói có sức mạnh vô hình không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) nói về bài học mà anh chị rút ra được từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc- hiểu.
Câu 2.(5.0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, trang 89, NXB Giáo dục Việt Nam.)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên.
.............HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1:
Trên đường đi dạo:
- Hai chú ếch xấu số bị rơi vào một cái hố sâu.
- Những chú ếch trong bầy tìm cách ứng cứu và đang rơi vào tình thế tuyệt vọng.
Câu 2:
Những chú ếch còn lại đã khuyên hai chú ếch xấu số: Đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình.
Câu 3:
Câu chuyện bàn về: Sức mạnh của lời nói.
Câu 4:
Lời nói của chúng ta có một sức mạnh vô hình: Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
- Viết đúng hình thức một đoạn văn.
- Vận dụng các thao tác lập luận hợp lý để giải quyết vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Phải cẩn thận với những gì mình nói.
- Đừng hủy diệt tinh thần cửa một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ đề động viên và khích lệ họ.
- Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tùy thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến và bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu khái quát về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ. Nêu vấn đề nghị luận.
Cảm nhận:
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 51. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 49
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 48
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---