Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 48

                  ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 48

 

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng. Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.

Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng. Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là "con dao hai lưỡi"?(1điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156)

 

...........HẾT............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức nghị luận/ nghị luận

Câu 2:

Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta "mất khôn", tức là không còn bình tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Câu 3:

Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối,  thậm chí muốn trả thù... – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ khiến tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình yên trong tâm hồn mới là điều quí giá hơn cả..

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong bản thân

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.

Các câu phát triển đoạn:

Bàn luận

Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện?

  • Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý.
  • Khi ai đó làm cho bạn bực mình
  • Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình...

Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận? : Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 48. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?