Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 44

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 44

 

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì. Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.

Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về với những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc cuộc sống này...

Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.

(Chương trình FM Sức Khỏe (Kênh VOV giao thông quốc gia)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2.Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”.

Câu 3.Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? 

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? 

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt.”

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sợi dây trói (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài) và chiếc thắt lưng (Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu).

..........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2:

Hình ảnh “giấc mộng phù du”: Có ý nghĩa chỉ những ham muốn về những giá trị không bền vững, có đó rồi mất đó.

Câu 3:

Nguyên nhân khiến con người đánh mất giá trị của bản thân:

  • Bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì.
  • Mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.
  • So sánh mình với người khác
  • Đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng.

Câu 4:

Tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? Vì: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin đã rút ngắn, thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, con người trên mọi vùng miền của trái đất dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin, tri thức, tình cảm … như trong một ngôi làng nhỏ bé.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Giải thích: “người đặc biệt” là người không giống bất kỳ ai trên tất cả các phương diện: ngoại hình, nhân cách, lối sống, tư tưởng, tình cảm, năng lực… Câu nói khẳng định mỗi người là cá thể để từ đó khuyên con người hãy sống đúng với những giá trị của bản thân mình.
  • Bàn luận: Mỗi người là một nguyên bản, nghĩa là không có bản thứ hai trong cuộc đời. Do vậy, mỗi người đều có những năng lực, ước mơ, lý tưởng riêng. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa là mỗi người tự thực hiện những công việc, mơ ước khát vọng của mình. Nếu bắt chước người khác hoặc làm theo ý kiến người khác hoặc so sánh mình với người khác… tức là tự làm mòn, đánh mất giá trị bản thân.
  • Bài học: Câu nói cho ta quan niệm sống tích cực. Chúng ta cần phải sống sao để được là chính mình, phát huy hết những giá trị của mình.

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai chi tiết/ hình ảnh: sợi dây trói và chiếc thắt lưng trong hai tác phẩm.

3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết  kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.

a. Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm và hai hình ảnh.

b. Hình ảnh” sợi dây trói” trong Vợ chồng A Phủ

Ý nghĩa về mặt nghệ thuật:

  • Sợi dây trói xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, là hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu trưng.
  • Có vai trò thể hiện tính cách, số phận các nhân vật và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Ý nghĩa về mặt nội dung

  • Sợi dây trói là những sợi dây đay, dây mây mà cha con thống lý Pá tra dùng để trói người, đặc biệt là người nô lệ. Vì thế, nó còn biểu trưng cho sức mạnh, cường quyền, sự tàn ác của cha con thống lý nói riêng, bọn địa chủ phong kiến vùng núi Tây Bắc nói chung.
  • Hình ảnh sợi dây trói còn biểu hiện sự cam chịu, cay đắng tủi nhục, mất tự do của người nông dân nô lệ vùng núi Tây Bắc.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 44. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?