Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 34

                             ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 34

 

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.

Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.

Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.

 (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2.  Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.

Câu 3. Tại sao nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis ?

Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói “điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người.” được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong đoạn kết “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. “Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”.  Nhưng sau đó thì Mị lại cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

Anh (chị) hãy phân tích về sự thay đổi trên trong tâm lí và hành động của Mị. Từ đó nêu những điểm mới mẻ về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)

Câu 1:

PTBĐ chính: nghị luận.

Câu 2:

 Tác dụng:

  • Tạo tính hình tượng cho lời văn.
  • Thể hiện rõ ý nghĩa của “dấu gạch nối” với quãng thời gian của một đời người.

Câu 3:

Nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi đọc bài thơ vì

  • Dấu gạch nối gợi nhiều kỷ niệm.
  •  Dấu gạch nối ẩn chứa nhiều triết lý sống.

Câu 4:

HS có thể lựa chọn thông điệp mà mình tâm đắc nhất và lý giải, sau đây là gợi ý:

Thông điệp: Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Lý giải:

  • Cuộc sống hiện đại nhiều lúc cuốn trôi con người đi một cách vội vã.
  •  Xã hội hiện nay còn rất nhiều lúc chúng ta sống thờ ơ, vô tâm.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

  1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b.  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người.”

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

Giải thích: Câu nói khẳng định điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người là có thể tạo được những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp đối với mọi người.

Phân tích, chứng minh

  • Được người khác yêu thương, cảm mến là hạnh phúc lớn của đời người; tiền bạc, danh vọng không thể sánh được với tình cảm chân thành; được mọi người yêu mến là ý nghĩa, lẽ sống quan trọng nhất.
  • Bàn bạc mở rộng: Phê phán những con người sống thờ ơ, tự cao tự đại, vô cảm, sống khép kín, coi thường chối bỏ tình cảm của mọi người…

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: cần nhận thức đúng về lẽ sống của bản thân; biết quan tâm, yêu thương mọi người hơn; yêu thương bằng những việc làm thiết thực.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

Suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt  mới mẻ

Câu 2:

a. Ðảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận.

Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về nhân vật với hai đặc điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự dửng dưng lạnh lùng đến sự đồng cảm để cắt dây cởi trói cho A Phủ của Mị; sự thay đổi trong tâm lí của Mị; giá trị nhân đạo của tác phẩm.       

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

Diễn biến tâm lí của Mị:

Mới đầu nhìn A Phủ bị trói, Mị dửng dưng, vô cảm, lạnh lùng:

  • Đêm tình mùa xuân hồi sinh tâm hồn Mị, sau đó Mị lại trở về với cuộc sống lặng câm, vô cảm.
  • Mị vô cảm với chính mình: bị A Sử đạp ngay ở cửa bếp nhưng những đêm sau Mị vẫn dậy để thổi lửa hơ tay =>Mị không cảm nhận được nỗi đau thể xác và tủi nhục về tinh thần.
  • Vô cảm với người đồng cảnh ngộ - A Phủ: Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi. Mị vô cảm, dửng dưng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Mị không biết, không hay, không quan tâm, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 34. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?