Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 31

                   ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 31

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn đề được làm sáng tỏ ( …)

Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại.(…)

Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các "siêu xe". Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.

Trở thành một netizen, khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta sẽ tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ "ném đá tập thể" đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào. Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong "cuộc chiến". Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.

(http://kenh14.vn/la-chu-cuu-trong-bong-toi-hay-cam-khien-va-giao-len-buoc-ra-vung-sang 201712022010302908.chn)

Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết một cách đơn giản, tư duy phản biện là gì?

Câu 2. Theo tác giả, tại sao tư duy phản biện trở thành nhu câu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào là " bẫy ngụy biện" dược đề cập trong đoạn trích?

Câu 4. Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) cho biết anh/chị làm thế nào để vượt qua thử thách trong chính bản thân mình.

Câu 2 (5.0 điểm)

Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.

Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên.

...........HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)

Câu 1:

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu.

Câu 2:

Theo tác giả, tư duy phản biện trở thành nhu câu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay là để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mang lại.

Câu 3:

Có thể hiểu " bẫy ngụy biện" được đề cập trong đoạn trích là cái " bẫy" mà một số người tự tạo ra cho mình. Họ thường bao biện, đổ lỗi, quy chụp, đánh tráo khái niệm,…khi muốn giành phần thắng về mình mà không phân tích đúng - sai,…

Câu 4:

Trả lời ngắn gọn, thể hiện rõ quan điểm cá nhân. Có thể diễn đạt theo cách sau:

Tư duy phản biện không đồng nghĩa với sự phản đối vì tư duy phản biện là một quá trình biện chứng bao gồm sự phân tích và đánh giá thông tin đã có theo cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề, trong khi phản đối phần lớn biểu thị một thái độ như chống lại, không tuân theo,..

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn

Đoạn văn 200 chữ, có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

c. Triển trai hợp lý nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:

 Giải thích:

  • Thử thách trong chính bản thân mình: sự hèn nhát, thói ích kỉ, sự đố kị, lòng tham,..
  •  Vượt qua thử thách trong chính bản thân mình: dũng cảm đối diện với chính những thử thách, sự hèn nhát, thói ích kỉ, sự đố kị, lòng tham,..

Phân tích, chứng minh, :

  • Vượt qua thử thách của bản thân là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người ở mọi thời đại. Bởi trong cuộc đời, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách.
  •  Vượt qua thử thách của bản thân là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, chiến thắng chính bản thân mình.

Bình luận, mở rộng:

  •  Thử thách của bản thân là thử thách khó khăn nhất. Vượt qua được thử thách của bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.
  •  Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không vượt lên được thói ích kỉ, sự đố kị, lòng tham bản thân mình.

Bài học nhận thức và hành động:

  •  Để vượt qua thử thách ở ngay trong bản thân mình, mỗi người cần bắt đầu bằng việc không né tránh, dũng cảm đối diện với chính những thử thách, sự hèn nhát, thói ích kỉ, sự đố kị, lòng tham,..
  • Không dễ dãi thỏa hiệp với cái thói xấu; đấu tranh với chính mình để loại trừ những thói xấu; lắng nghe góp ý, phê bình thẳng thắn từ người khác để khắc phục nhược điểm,…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

Suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt  mới mẻ

Câu 2:

a. Ðảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận.

Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về nhân vật với hai đặc điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ về ý kiến bàn về nhân vật văn học.

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

  • Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh , có nhiều đổi mới trong nghệ thuật viết truyện.
  • “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ở thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của Phùng- một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua dó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân phận con người.

Phân tích, chứng minh, bình luận: 

Giải thích ý kiến:

  • Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước những vẻ đẹp phong phú trong cuộc sống.
  • Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người: mối quan tâm thường trực đến số phận con người, nhất là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang trái cuộc đời.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 31. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?