Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 18

                              ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 18

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.

Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.

Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi!”.

Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.

Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – (từ intenet)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Tóm lược nội dung chính của câu chuyện?

Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu đi món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo”?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết  xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn:  

 “…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu…”;

 “…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”

............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là tự sự

Câu 2:

Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng Đế và muôn loài. Người muốn tặng cho loài người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biết đặt nó vào chỗ nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng Đế quyết định giấu khả năng sáng tạo vào bên trong mỗi con người

Câu 3:

Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:

  • “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.
  • Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…

Câu 4:

Ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người” được hiểu là:

  • Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình. Và đây không phải là việc dễ dàng.
  • Mọi người không nên coi thường người khác vì cho rằng họ không có “khả năng sáng tạo” mà trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện để họ có thể bộc lộ sự sáng tạo

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng sáng tạo của con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân

Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến mới không bị gò bó, phụ thuộc bởi những cái cũ

Phân tích – Bàn luận:

HS có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết:

  • Khả năng sáng tạo là cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
  • Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của con người. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày…
  • Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực…
  • Khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. (lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích)

Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…

Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo.

d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

          -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG  năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 18. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?