ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo.
…Trong clip, thầy giáo với chất giọng ấm áp, truyền cảm nhắn với các học trò: “Đừng bao giờ để bố các bạn chết rồi, quỳ bên cạnh cái quan tài, khóc bù lu bù loa, bố ơi con xin lỗi bố, đừng nói câu đó, ông ấy không nghe được nữa... Bố mẹ các bạn sáng nay đưa các bạn đến trường, hay các bạn tự đi, thì ở đâu đó vẫn nhớ tới các bạn. Không cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi. Ai đó làm sai với giáo viên, cuối giờ hãy chạy tới phòng hội đồng, nói cô ơi con xin lỗi cô ạ. Mọi lỗi lầm đều được hoá giải. Tại sao, lời xin lỗi dễ như vậy nhiều người không nói?”.
(Theo Hàng trăm học sinh khóc nức nở khi nghe thầy giảng bài đạo đức - tác giả Thúy Hằng - báo Thanh niên, ngày 09-01-2018)
(2) “Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, - Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT.
(Theo Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái? Tác giả Hoài Nam - Dantri.com.vn, ngày 24- 01- 2018)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong các đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo tác giả đoạn trích (1), vì sao Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở.
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Vì sao?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nhắn gửi trong đoạn trích (1) của phần Đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.
Câu 2. (5,0 điểm
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới bài thơ Chiều tối - trích Nhật kí trong tù (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) để nhận xét về sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
........HẾT........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của các đoạn trích:
- Đoạn (1): Tự sự
- Đoạn (2): Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả đoạn trích (1), Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở. Vì:
- Nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo.
- Nội dung lời giảng của thầy động chạm đến trái tim và lỗi lầm của mỗi người.
Câu 3: Cách hiểu về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy.
- Những buổi nói chuyện chuyên đề thường tạo ra hiệu ứng tức thời cho học sinh.
- Nhưng về lâu dài thì không có gì thay đổi.
Câu 4:
- Học sinh tự do trình bày suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình.
- Lí giải thuyết phục, sâu sắc.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Hành động xin lỗi khi làm sai của mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Xin lỗi: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. Điều nhắn gửi ở đây là làm sai thì phải biết xin lỗi.
- Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội.
- Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.
- Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa.
- Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân, cộng đồng.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập, liên hệ tới bài thơ Chiều tối, nhận xét về sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Phân tích đoạn trích
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nội dung: Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.
Cách thức thể hiện nội dung.
- Trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp” năm 1791, làm cơ sở pháp lí.
- Dùng phép suy luận tương đồng Suy rộng ra…
- Dùng câu văn khẳng định : Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
- Cách viết ngắn gọn, súc tích, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.
Hiệu quả.
- Khẳng định quyền tự do độc lập là của mọi dân tộc chứ không riêng bất cứ quốc gia nào, đó là lẽ phải là chân lí.
- Thủ pháp gậy ông đập lưng ông đã bác bỏ một cách hiệu quả luận điệu dối trá của thực dân Pháp.
- Một cách kín đáo thể hiện niềm tự hào dân tộc thông qua việc đặt nền độc lập của Mỹ và Pháp ngang với nền độc lập của Việt Nam.
- Từ quyền bình đẳng tự do của con người, Hồ Chí Minh phát triển thành quyền bình đẳng tự do của dân tộc, một đóng góp to lớn với lịch sử tư tưởng nhân loại và phong trào giải phòng dân tộc trên thế giới.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 3. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề thi thử THPT QG 2020 môn Ngữ Văn 12 - Sở GD & ĐT Đồng Nai
- Bộ 3 đề tham khảo THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Thái Phiên
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---