TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. cho proton. B. bị oxi hoá. C. nhận proton. D. bị khử.
Câu 2: Cho glixin lần lượt tác dung với các chất sau : HCl, NaOH, CH3CHO, C2H5OH, Zn, CuO, CaO.Số chất có tác dụng với glixin là
A. 5 chất B. 7 chất C. 4 chất D. 6 chất
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa : Fe → Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 .Các chất X,Y,Z lần lượt là
A. Cu(NO3)2, Cu, H2O B. HNO3, Fe, NaOH
C. Cu(NO3)2, AgNO3, NaOH D. AgNO3, Fe, KOH
Câu 4: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 40g kết tủa. Giá trị của m là
A. 40,50g B. 20,25g C. 50,40g D. 32,40g
Câu 5: Dẫn 4,48 lit khí CO2 (đktc) đi vào 100 ml dung dịch NaOH 3M . Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 10,6g B. 19,0g C. 5,3g D. 8,4g
Câu 6: Trong các chất sau: xenlulozơ ,fructozơ ,fomalin, mantozơ, glixerol, tinh bột có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp ?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 7: Tơ nilon-6,6 thuộc loại :
A. Tơ polieste B. Tơ thiên nhiên C. Tơ vinylic D. Tơ poliamit
Câu 8: Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn 2 dung dịch X và Y lại tạo nên kết tủa. X,Y có thể là cặp chất nào trong số các cặp cho sau đây?
A. Ba(NO3)2 và K2SO4 B. Ba(NO3)2 và Na2CO3
C. KNO3 và Na2CO3 D. Na2SO4 và BaCl2
Câu 9: Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng
A. màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu
B. dung dịch không màu chuyển thành màu vàng
C. màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam
D. màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng
Câu 10: Khử hoàn toàn 40,1gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, ZnO cần dùng vừa đủ 13,44 lit Khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 50,3g B. 3,05g C. 30,5g D. 5,03g
Câu 11: Phèn chua có công thức là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn este X thu được nCO2 = nH2O .Vậy hợp chất X là
A. Đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi C = C.
B. Đơn chức,mạch hở, có một liên kết đôi C =C hay đơn chức, một vòng no.
C. No,hai chức, mạch hở.
D. No,đơn chức ,mạch hở.
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X →Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH2OH và CH2=CH2. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 14: Cho nước brom vào dung dịch anilin, thu được 165g kết tủa 2,4,6-tribromanilin.Tính khối lương anilin tham gia phản ứng ,biết H =80% .
A. 58,125g B. 46,500gam C. 37,200g D. 42,600g
Câu 15: Dãy chuyển hóa nào sau đây không đúng ?
A. C2H2 → C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → C4H6 → cao su buna
B. C2H2 → C2H3OH → C2H5OH → C4H6 → cao su buna
C. C2H2 → C4H4 → C4H6 → cao su buna
D. C2H2 → CH3CHO → C2H5OH → C4H6 → cao su buna
Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(OH)2.CuCO3 đến khối lượng không đổi thu được m–11,16 gam CuO. Để hoà tan hết lượng oxit này cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M?
A. 280 ml B. 380 ml C. 540 ml D. 360 ml
Câu 17: Dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, Al2O3, Al. B. Zn, Al2O3, Al. C. Mg, K, Na. D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 18: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch?
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 5 dung dịch D. 3 dung dịch.
Câu 19: Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M .Sau phản ứng , khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 0,78g B. 1,56g C. 0,39g D. 2,34g
Câu 20: Có bốn lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Thuốc thử được dùng một lần để phân biệt 4dung dịch trên là
A. H2SO4 B. Na2CO3 C. AgNO3 D. Ba(OH)2
Câu 21: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HNO3 loãng. B. KOH C. HCl. D. H2SO4 loãng.
Câu 22: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
A. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixin
C. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 23: Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh của lực bazơ là
A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3
B. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < (C2H5)2NH < C2H5NH2
C. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2
D. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3< C2H5NH2 < (C2H5)2NH
Câu 24: Trong bốn ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng dung dịch: glyxin, lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng. Thuốc thử để phân biệt ra mỗi dung dịch là?
A. Quỳ tím, dung dịch iốt, Cu(OH)2 B. HCl, dung dịch iốt, Cu(OH)2.
C. HCl, dung dịch iốt, NaOH D. Quỳ tím, NaOH, Cu(OH)2
Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn một polipeptit, người ta thu được các amino axit với khối lượng như sau: 26,7 g alanin, 30 g glyxin, 23,4 g valin. Tỉ lệ số phân tử mỗi loại amino axit có trong chuỗi polipeptit trên là:
A. 1:2:3. B. 2:3:4. C. 3:4:2. D. 2:1:3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Quỳnh Lưu 2. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: