TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+.
B. Mg2+.
C. Ag+.
D. Cu2+.
Câu 2. Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tạm thời?
A. Phương pháp cất nước.
B. Phương pháp trao đổi ion.
C. Phương pháp hóa học.
D. Phương pháp đun sôi nước.
Câu 3. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất khí này là
A. Ozon.
B. Oxi.
C. Lưu huỳnh đioxit.
D. Cacbon đioxit.
Câu 4. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch kiềm cho 2 muối và nước?
A. HCOOC6H5.
B. C6H5COOCH3.
C. CH3COOCH2C6H5.
D. CH3COOCH3.
Câu 5. Chất nào sau tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al.
B. NaHCO3.
C. Al2O3.
D. NaAlO2.
Câu 6. Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong trong phân tử anilin (C6H5NH2)?
A. 83,72%
B. 75,00%
C. 78,26%
D. 77,42%
Câu 7. Chất nào sau đây không bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, nóng là
A. Al.
B. Fe3O4.
C. FeCl2.
D. CuO.
Câu 8. Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là
A. không hiện tượng gì.
B. có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện.
C. có kết tủa đen xuất hiện.
D. có kết tủa vàng xuất hiện.
Câu 9. Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong phân tử?
A. Tơ tằm.
B. Poliacrilonitrin.
C. Polietilen.
D. Tơ nilon-6.
Câu 10. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất nước gia-ven, nấu xà phòng,… Công thức của X là
A. Ca(OH)2.
B. Ba(OH)2.
C. NaOH.
D. KOH.
Câu 11. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 12. Lên men ancol etylic (xúc tác men giấm), thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là
A. Anđehit axetic.
B. Axit lactic.
C. Anđehit fomic.
D. Axit axetic.
Câu 13. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3N và CH3CH(OH)CH3.
B. CH3NH2 và (CH3)3COH.
C. CH3CHNH2CH3 và CH3CH2OH.
D. CH3NHCH3 và CH3CH2OH.
Câu 14. Khi đốt cháy hoàn toàn một polime X chỉ thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1. X có thể là polime nào dưới đây ?
A. Polipropilen.
B. Tinh bột.
C. Polistiren.
D. Poli (vinyl clorua).
Câu 15. Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 5,04 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm khí cacbonic và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 22,50.
B. 33,75.
C. 11,25.
D. 45,00.
Câu 17. Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,64 gam muối. X là
A. Glyxin.
B. Axit glutamic.
C. Alanin.
D. Valin.
Câu 18. Phương trình ion thu gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
A. CaCl2 + Na2CO3.
B. Ca(OH)2 và CO2.
C. Ca(HCO3)2 + NaOH.
D. Ca(OH)2 + (NH4)2CO3.
Câu 19. Hình vẽ bên mô tả thu khí X trong phòng thí nghiệm.
Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây?
A. CO2 và CO.
B. SO2 và CO2.
C. N2 và NO2.
D. CO và N2.
Câu 20. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C4H8O4. Đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được chất hữu cơ Y và ancol Z. Biết Y cho được phản ứng tráng bạc. Công thức của Z là
A. C3H5(OH)3.
B. C2H4(OH)2.
C. C3H6(OH)2.
D. C2H5OH.
Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(c) Đốt cháy dây kim loại Fe trong khí Cl2.
(d) Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(e) Nhúng miếng tôn (Fe-Zn) vào dung dịch muối ăn.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn kim loại là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 22. Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit béo Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH thu được 0,92 gam glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z (g/mol) là
A. 284.
B. 239.
C. 282.
D. 256.
Câu 23. Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau:
Cr2O3 → Cr → CrCl3 → Cr(OH)3 → NaCrO2 → Na2CrO4
Số phản ứng mà nguyên tố crom đóng vai trò chất bị oxi hoá là (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học).
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 24. Cho các chất sau: vinylaxetilen, metyl acrylat, glixerol, polibutađien, toluen, fructozơ và anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 25. Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì hết V ml. Giá trị của V là
A. 120.
B. 60.
C. 80.
D. 40.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
PHẦN ĐÁP ÁN
1B | 2D | 3A | 4A | 5D | 6D | 7D | 8B | 9C | 10C |
11C | 12D | 13C | 14A | 15B | 16A | 17A | 18A | 19C | 20A |
21D | 22A | 23B | 24B | 25C | 26C | 27D | 28D | 29C | 30A |
31D | 32A | 33C | 34D | 35C | 36B | 37B | 38B | 39C | 40B |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học có đáp án Trường THPT TH Cao Nguyên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: