Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Liễn Sơn có đáp án

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC

TRƯƠNG THPT LIỄN SƠN

(Đề thi gồm có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: GDCD – KHỐI :12

Thời gian làm bài: 50 phút;

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động?

A. Ủy quyền.                 B. Trực tiếp.                    C. Bình đẳng.                 D. Tự nguyện.

Câu 2: Giám đốc công ty S quyết định cho chị T sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục mà pháp luật quy định"không được sử dụng lao động nữ" trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc công ty S đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây?

A. Quyền ưu tiên lao động nữ.

B. Quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 3: Yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất là

A. công cụ lao động.      B. sức lao động.             C. đối tượng lao động.   D. tư liệu lao động.

Câu 4: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh K, ông N và chị S.                                   B. Anh K và ông N.

C. Anh K, chị S, ông N và anh T.                        D. Anh K và chị S.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Đe dọa giết người.                                          B. Khống chế tội phạm.

C. Theo dõi nạn nhân.                                          D. Bắt cóc con tin.

Câu 6: Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động khoa học, công nghệ ?

A. Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh

B. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải.

C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống.

D. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học.

Câu 7: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H và T khách lại rất đông nên anh K đã thuê N và M  ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai đã vi phạm  pháp luật cạnh tranh lành mạnh?

A. K,  N và M                B. K, H và M                 C. K, H và M                 D. H, K, T và M

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải

A. thực hiện việc tranh tụng.                                B. có người thân bảo lãnh.

C. hủy bỏ đơn tố cáo.                                           D. chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 9: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật

A. bảo vệ.                      B. điều phối.                  C. bảo mật.                    D. điều tiết.

Câu 10: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc

A. thúc đẩy xu hướng độc quyền.                        B. phòng, chống tệ nạn xã hội.

C. kiềm chế gia tăng dân số.                                D. chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 11: “Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện:

A. Quyền bình đẳng trong lao động.

B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Quyền bình đăng trong lao động giũa lao động nam và lao động nữ

Câu 12: Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bà G, anh C, bà T và chị H.                            B. Bà G, chị D và anh C.

C. Bà G, anh C và chị H.                                     D. Bà G, anh C, chị H và chị D.

Câu 13: Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng tôn giáo?

A. Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.

B. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

C. Công dân có quyền không theo bất cứ một tôn giáo nào.

D. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng tôn giáo đó.

Câu 14: Bạn Minh thắc mắc, tại sao Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn Minh?

A. Tính quy phạm phổ biến                                  B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

C. Tính quyền lực                                                 D. Tính bắt buộc chung

Câu 15: Trong các quy tắc sau, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?

A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ người hoạn nạn.

B. Người tham gia giao thông đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại.

C. Mọi người đến nơi tôn nghiêm phải biết giữ trật tự.

D. Học sinh đến trường phải tuân thủ nội quy nhà trường.

Câu 16: Công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. địa phương.               B. cơ sở.                        C. khu vực.                    D. cả nước.

Câu 17: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.              B. Kỉ luật.                      C. Hình sự.                    D. Dân sự.

Câu 18: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Anh B và anh C.                                              B. Chị A, cụ K và anh C.

C. Chị A và cụ K.                                                D. Chị A, anh B và anh C.

Câu 19: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.                B. Trực tiếp.                   C. Bỏ phiếu kín.             D. Phổ thông.

Câu 20: Khi yêu cầu vợ mình phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tài sản.                       B. thân nhân.                 C. nhân thân.                 D. tình cảm.

{-- xem tiếp nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Liễn Sơn có đáp án​​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Liễn Sơn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?