Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Địa lí - Trường THPT Duy Tân Phú Yên có đáp án

SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DUY TÂN

(Đề có 06 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI  

Môn thi thành phần : ĐỊA LÍ

                           Thời gian làm bài : 50 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị có quy mô dân số từ 00001– 1000000 ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa.          B. Vũng Tàu.        C. Thủ Dầu Một.           D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là

A. nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ.

B. dịch vụ, nông-lâm- thủy sản, công nghiệp-xây dựng.

C. công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm- thủy sản.

D. nông-lâm-thủy sản, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng.

Câu 3. Cho biểu đồ

Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005-2014


            Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?                                                             

A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định.

B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất.

C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định.

Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.   

B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.  

D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Câu 5. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là

A. thị trường có nhiều biến động.               B. công nghiệp chế biến chưa phát triển.

C. giống cây trồng còn hạn chế.                 D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.        

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn                                             

Câu 7. Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng 

A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.    

B. chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á.

C. đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường.

D. chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Câu 8. Khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp hằng năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm.

B. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn.

C. dành diện tích đất trồng để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

D. các cây hằng năm không có thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp.

Câu 9. Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm.

C. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng.

D. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Câu 10. Dựa vào Atlat trang 21, trung  tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ?

A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.

B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.

C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.

D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.

Câu 11. Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương nước ta ?

A. Thị trường thống nhất trong cả nước.

B. Hàng hóa phong phú đa dạng.

C. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.

D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.

Câu 12: Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 1990 VÀ 2010

(Đơn vị: %)

 

Dựa vào biểu đồ nhận xét nào đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2010?

A. Tăng tỉ trọng khu II, III và giảm tỉ trọng khu vực I

B. Tăng tỉ trọng khu vực I, III và giảm tỉ trọng khu vực II

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, II và giảm tỉ trọng khu vực III

D. Tăng tỉ trọng khu vực III giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II.

Câu 13. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm

A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.

C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.

D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, 25 hãy cho biết tên các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

A. Pù Mát, Cù Lao Chàm.              B. Cát Tiên, Rạch Giá

C. Đảo Cát Bà, Xuân Thủy            D. Đảo Cát Bà, Pù Mát.

Câu 15. Đông Nam Á có vị trí địa-chính trị rất quan trọng vì

A. khu vực này tập trung rất nhiều khoáng sản.

B. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

 Câu 16. Cho BSL về DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

2005

2010

2011

2012

Cao su

482,7

748,7

801,6

917,9

Cà phê

497,4

554,8

586,2

623,0

Chè

122,5

129,9

127,8

128,3

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005-2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. biểu đồ cột.                                                        B. biều đồ kết hợp cột và đường

C. biểu đồ đường.                                                  D. biều đồ tròn.

Câu 17. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 18:Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ vì

A. Tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ rất hạn chế.

B. Đông Nam Bộ có khí hậu với một mùa khô sâu sắc.

C. Thủy lợi tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

D. Đông Nam Bộ có khí hậu với một mùa khô sâu sắc và thủy lợi đảm bảo tưới tiêu làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm,..

Câu 19: Lâm nghiệp là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên vì

A.Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.

B. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Tây Nguyên.

C.Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, nhiều lâm sản, dược liệu và thú quý,..

D. Lâm nghiệp sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Câu 20. Thế mạnh đặc biệt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới bắt nguồn từ

A. đất feralit trên đá vôi có diện tích rộng.

B. các cao nguyên tương đối bằng phẳng.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có một đông lạnh.

D. có nhiều giống cây công nghiệp tốt.

Đáp án từ câu 1-20 của Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Địa lí

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

D

C

A

D

C

B

C

B

C

D

B

C

D

C

C

D

C

C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của Đề thi THPT QG năm 2020 môn Địa lý vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Địa lí - Trường THPT Duy Tân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?