TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
(Đề thi gồm 4 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA ( THÁNG 4) Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \) B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
C. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \) D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)
Câu 2.Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. động năng; tần số; lực. B. biên độ; tần số; cơ năng.
C. biên độ; tần số; gia tốc D. lực; vận tốc; cơ năng.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai? Đối với dao động tắt dần thì
A. cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. tần số dao động giảm dần theo thời gian.
C. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
D. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 4. Dao động của vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right);{x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + \alpha } \right)\) . Để vật dao động với biên độ \(A = {A_1} + {A_2}\) thì α bằng
A. \(\frac{\pi }{3}\) B. \(\frac{\pi }{6}\)
C. \(\frac{\pi }{2}\) D. π.
Câu 5.Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt \({x_1} = 2\cos (\omega t)\,cm,{x_2} = 4\cos (\omega t + \pi )\,cm\) Ở thời điểm bất kì, ta luôn có
A. \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = - \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{1}{2}\) B. \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = - \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = - \frac{1}{2}.\)
C. \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{1}{2}.\) D. \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = - \frac{1}{2}.\)
Câu 6. Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có
A. biên độ âm khác nhau. B. độ to khác nhau.
C. cường độ âm khác nhau. D. tần số khác nhau
Câu 7. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 8.Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là
A. số lẻ.
B. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số của nguồn.
C. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn AB.
D. số chẵn.
Câu 9.Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định. Biết \({f_0} = 10\)Hz là tần số nhỏ nhất cho sóng dừng trên dây. Tần số nào sau đây không thể tạo được sóng dừng?
A. 30 Hz. B. 35 Hz. C. 40 Hz. D. 50 Hz.
Câu 10.Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega {\rm{t}}\) chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn cảm là:
A. \(I = \frac{U}{{\omega L\sqrt 2 }}\) B. \(I = U\omega L\)
C. \(I = \frac{U}{{\omega L}}\) D. \(I = U\omega L\sqrt 2\)
Câu 11.Đặt hiệu điện thế \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
D. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
Câu 12.Chọn câu trả lời sai. Công suất tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp được tính bằng
A. \(P = UI\cos \varphi \) B. \(P = {I^2}R\)
C. \(P = {I^2}Z\) D. \(P = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}\)
Câu 13.Với máy phát điện xoay chiều một pha, để chu kì của suất điện động do máy phát ra giảm đi bốn lần thì
A. giữ nguyên tốc độ quay của roto, tăng số cặp cực lên 4 lần.
B. tăng tốc độ quay của roto lên 2 lần và tăng số cặp cực lên 4 lần.
C. tăng tốc độ quay của roto lên 2 lần và tăng số vòng dây của phần ứng lên 2 lần.
D. tăng số cặp cực từ của máy lên 2 lần và số vòng dây của phần ứng lên 2 lần.
Câu 14.Từ thông qua một khung dây dẫn kín có biểu thức \(\Phi = \frac{2}{\pi }cos\left( {100\pi t} \right)\) (Φ tính bằng Wb; thời gian tính bằng giây). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có giá trị hiệu dụng bằng
A. 100 V B. 200 V C. \(100\sqrt 2 \)V D. \(200\sqrt 2 \)V
Câu 15.Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 120\cos \left( {120\pi t} \right)V\) vào hai đầu mạch điện R, L, C mắc nối tiếp. Trong mỗi phút, dòng điện trong mạch đổi chiều bao nhiêu lần?
A. 3600. B. 7200. C. 360. D. 720.
Câu 16.Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos 2\pi ft\) (trong đó U không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu điện trở thuần. Khi \(f = {f_1}\) thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng P. Khi \(f = {f_2}\) với \({f_2} = 2{f_1}\) thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng
A. \(\sqrt 2 \)P. B. P/2. C. P. D. 2P.
Câu 17.Trong mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện I trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian sớm pha hơn điện tích Q trên một bản tụ điện một góc
A. 0 rad. B. π rad.
C. 2π rad. D. π/2 rad.
Câu 18.Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10-5H và tụ điện có điện dung \(C = 2,{5.10^{ - 6}}\,F.\) Chu kì dao động riêng của mạch là
A. \(1,{57.10^{ - 5}}s\) B. \(1,{57.10^{ - 10}}s\)
C. \(6,{28.10^{ - 10}}s\) D. \(3,{14.10^{ - 5}}\,s\)
Câu 19.Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm \(t = {t_0}\), cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng \(0,5{E_0}\). Đến thời điểm \(t = {t_0} + \frac{T}{4}\) , cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. \(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{2}.\) B. \(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{4}.\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{4}.\) D. \(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{2}.\)
Câu 20. Hoạt động nào sau đây là kết quả của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến?
A. Xem thời sự truyền hình qua vệ tinh. B. Xem phim từ truyền hình cáp.
C. Trò chuyện bằng điện thoại bàn. D. Xem phim từ đầu đĩa DVD.
Câu 21. Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất lỏng. B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất lớn. D. Chất khí ở áp suất thấp.
Câu 22.Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, người ta sử dụng
A. tia hồng ngoại. B. sóng vô tuyến. C. tia tử ngoại. D. tia X.
Câu 23.Một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số không đổi, bước sóng tăng.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm.
B. tần số tăng, bước sóng giảm.
D. tần số giảm, bước sóng tăng.
Câu 24.Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, chàm là ánh sáng
A. lam B. chàm
C. vàng D. đỏ
Câu 25. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, nếu tăng khoảng cách giữa hai khe lên 2 lần mà không làm thay đổi các đại lượng khác thì khoảng vân sẽ
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 26.Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4µm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1,2 m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2mm. Khoảng cách giữa ba vân sáng kế tiếp là
A. 0,96 mm. B. 0,67 mm.
C. 0,48 mm. D. 0,72 mm.
Câu 27.Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Có thể kết luận gì về loại thấu kính?
A. Thấu kính là hội tụ. B. Thấu kính là phân kì
C. Hai loại thấu kính đều phù hợp D. Không thể kết luận được.
Câu 28. Hình vẽ bên mô tả hình ảnh đường sức điện của điện trường gây bởi hai điện tích điểm A và B. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.
B. Cả A và B đều mang điện dương.
C. Cả A và B đều mang điện âm.
D. A là điện tích âm, B là điện tích dương.
Câu 29. Một điện tích điểm có giá trị xác định tại điểm O trong chân không. Cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại vị trí cách O một đoạn r có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách r như hình vẽ. Giá trị của r2 là:
A. 9,00 cm.
B. 2,70 cm.
C. 1,73 cm.
D. 3,00 cm.
...
---Để xem nội dung từ câu 30-40, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
ĐÁP ÁN
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi thử THPT QG môn Vật lý trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án tháng 4-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý có đáp án trường THPT Lý Thường Kiệt
-
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý có đáp án trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông
Chúc các em học tốt