TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019-2020 LẦN 1 Môn LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút |
Câu 1: (NB) Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
A. sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.
C. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
B. cách mạng khoa học - công nghệ.
D. sự phát triển nhanh và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
Câu 2: (VD) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có điểm gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?
A. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
B. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.
C. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh duy nhất với Mĩ.
Câu 3: (VDC) Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá là
A. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
B. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
Câu 4: (TH) Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
A. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
B. Toàn cầu hóa là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.
C. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
D. Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Câu 5: (NB) Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa thực dân mới. B. chủ nghĩa phát xít.
C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 6: (VD) Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga giống nhau cơ bản là về
A. phương pháp đấu tranh. B. giai cấp lãnh đạo.
C. tính chất cách mạng. D. phương hướng phát triển.
Câu 7: (VDC) Trong cải cách Minh Trị (1868) lĩnh vực nào được xem như là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ở Nhật Bản?
A. Giáo dục. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Quân sự.
Câu 8: (TH) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do
A. sự ra đời của trật tự hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe.
B. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
C. Chiến tranh lạnh căng thẳng, kéo dài.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
Câu 9: (VD) Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu hướng phát triển chung của các nước tư bản nửa sau thế kỉ XX là
A. tập trung nghiên cứu, phát minh và bán bản quyền phát minh sáng chế thu lợi nhuận.
B. sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang để cạnh tranh.
C. đầu tư cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
D. liên kết kinh tế khu vực.
Câu 10: (NB) Năm 1945, quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
A. Campuchia. B. Lào. C. Việt Nam. D. Inđônêxia.
Câu 11: (NB) Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức.
C. Các nước Đông Âu được giải phóng.
B. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
D. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
Câu 12: (NB) Những nước nào gia nhập ASEAN năm 1997?
A. Lào, Mi-an-ma. B. Cam-pu-chia, Lào
C. Cam-pu-chia, Việt Nam. D. Mi-an-ma, Việt Nam.
Câu 13: (NB) Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Campuchia bước vào giai đoạn
A. Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
B. Nội chiến giữa Đảng Nhân dân cách mạng và các phe phái đối lập.
C. Thực hiện cuộc đấu tranh chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
D. Thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 14: (VD) Điểm giống nhau của năm nước sáng lập ASEAN trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là
A. trở thành những nước công nghiệp mới.
C. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
B. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
D. trở thành những “con rồng kinh tế” châu Á.
Câu 15: (NB) Tính đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Công, Ma Cao. B. Ma Cao, Đài Loan.
C. Hồng Công, Bành Hồ. D. Hồng Công, Đài Loan.
Câu 16: (NB) Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển lĩnh vực nào?
A. Công nghệ và quốc phòng. B. Kinh tế. C. Quân sự. D. Chính trị.
Câu 17: (NB) Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?
A. Bãi Sậy. B. Ba Đình. C. Hương Khê. D. Yên Thế.
Câu 18 (TH) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào?
A. Đông Bắc Á. B. Bắc Phi. C. Mĩ Latinh. D. Đông Nam Á.
Câu 19: (NB) Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu
A. sự xác lập liên minh Mĩ - Nhật.
C. sự xác lập mối quan hệ Nhật Bản - Tây Âu.
B. sự trở về châu Á của Nhật Bản.
D. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 20: (NB) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Vô sản.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN LỊCH SỬ
1-B | 2-C | 3-B | 4-D | 5-D | 6-A | 7-A | 8-B | 9-D | 10-D |
11-B | 12-A | 13-A | 14-C | 15-A | 16-B | 17-D | 18-D | 19-B | 20-C |
21-B | 22-C | 23-C | 24-C | 25-B | 26-C | 27-D | 28-D | 29-A | 30-A |
31-B | 32-C | 33-D | 34-A | 35-B | 36-C | 37-A | 38-C | 39-D | 40-A |
{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Đội Cấn có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Đội Cấn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì kiểm tra sắp tới.