Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT Phú Thọ

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN LỊCH SỬ

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. Ngả về các cường quốc phương Tây.

B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

C. Liên minh chặt chẽ với Mỹ.

D. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 2: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917?

A. Nhân dân lao động đứng lên làm chủ.                   B. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

C. Mở ra kỉ nguyên mới đối với nước Nga.               D. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa

Câu 3: Việt Nam độc lập đồng minh là hình thức mặt trận dân tộc thống nhất của quốc gia nào?

A. Campuchia                   B. Việt Nam                      C. Indonesia                     D. Lào

Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết nạn đói, Chính phủ Việt Nam đề ra biện pháp cấp thời nào?

A. Tổ chức quyên góp.

B. Tăng gia sản xuất.

C. Chia lại ruộng công.

D. Bãi bỏ thuế thân.

Câu 5: Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa gì?

A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp

C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

D. Tạo điều kiện cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

Câu 6: Công lao to lớn đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là

A. Tìm được con đường cứu nước.                            B. Đào tạo cán bộ cách mạng.

C. Sáng lập đảng cộng sản Việt Nam.                        D. Đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 7: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10 - 1949) có ý nghĩa quốc tế như thế nào?

A. Trung Quốc tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.

D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc.

Câu 8: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm năm 1973 là

A. Liên minh chặt chẽ với Mỹ.

B. Mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

C. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Hợp tác với các nước trên phạm vi toàn cầu.

Câu 9: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

cộng sản Đông Dương (11 – 1939) là chống

A. Phát xít Nhật và tay sai.                                        B. Đế quốc và tay sai.

C. Phản động thuộc địa và tay sai.                             D. Đế Quốc Pháp - Nhật và tay sai.

Câu 10: Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930) là tổ chức yêu nước theo

A. Ý thức hệ tư tưởng phong kiến.                            B. Khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Khuynh hướng cách mạng vô sản.                        D. Khuynh hướng cải cách đất nước.

Câu 11: Thắng lợi quân sự đầu tiên của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước (1954 – 1975) là

A. Phong trào“Đồng Khởi”.

B. Chiến dịch An Lão.

C. Chiến dịch Ấp Bắc.

D. Chiến dịch Bình Giã.

Câu 12: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) diễn ra trong hoàn cảnh

A. Miền Bắc đang tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Mỹ đang tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Mỹ đang thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam.

D. Cách Mạng hai miền Nam - Bắc có bước tiến quan trọng.

Câu 13: Nội dung nào không đúng về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc 1963?

A. Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến tranh đặc biệt.

B. Góp phần đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

C. Thắng lợi quân sự mở đầu trong chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt.

D. Thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam Việt Nam.

Câu 14: Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm được Đảng lao động Việt Nam quyết định tại

A. Hội nghị lần thứ 21 ban chấp hành Trung ương.  B. Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung ương

C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai.                 D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba.

Câu 15: Nhân dân Việt Nam hưởng ứng Chiếu Cần vương (7 – 1885) đứng lên kháng chiến chống thực

dân Pháp vì

A. Đáp ứng quyền lợi ruộng đất của nông dân.         B. Đáp ứng quyền lợi kinh tế của nhân dân.

C. Đề cập đến quyền làm chủ của nhân dân.             D. Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước.

Câu 16: Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc có đặc điểm chung là

A. Đều chịu nỗi nhục của người dân mất nước.        B. Quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.

C. Có thế lực kinh tế mạnh có tài sản lớn.                 D. Giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Câu 17: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam?

A. Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới ở miền Nam.

B. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam.

C. Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.

D. Chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng.

Câu 18: Khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền vì

A. Chưa xuất hiện khủng hoảng chính trị ở Đông Dương.

B. Quân đồng minh chưa tấn công nghiệp ở châu Á Thái Bình Dương.

C. Kẻ thù chính của cách mạng còn đủ sức mạnh để thống trị.

D. Hồng quân Liên Xô chưa giải phóng các nước Đông Âu.

Câu 19: Hội nghị Ianta thông qua quyết định nào?

A. Phân công quân đội đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.

B. Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của quân đồng minh.

C. Liên Xô có trách nhiệm tham gia chống quân phiệt Nhật ở Châu Á.

D. Thành lập tổ chức hội Quốc liên để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

Câu 20: Đảng và Chính phủ Việt Nam ký hiệp định Sơ bộ với chính phủ pháp nhằm mục đích

A. Chuẩn bị cho việc kí Tạm ước.

B. Tập trung lực lượng chống Pháp ở Nam Bộ.        

C. Đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.

D. Chuyển quan hệ Việt - Pháp sang giai đoạn hợp tác.

Câu 21: Yếu tố nào tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trật tự Vécxai – Oasinhton tan rã.

B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.

C. Mỹ đề ra kế hoạch Mácsan.

D. Trật tự hai cực Ianta hình thành.

Câu 22: Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia

A. Liên minh châu Âu.                                               B. Kế hoạch Mácsan.

C. Tổ chức Liên hiệp ước Vácsava.                           D. Tổ chức thống nhất Châu Phi.

Câu 23: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941) có điểm gì mới so với Luận cương chính trị (10 - 1930)?

A. Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Đánh đổ đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau.

C. Chủ trương thành lập chính quyền công nông toàn Đông Dương.

D. Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương.

Câu 24: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) có điểm giống nhau là

A. Có thể chế chính trị cơ bản giống nhau.

B. Hợp tác khu vực dựa trên “ba trụ cột”.

C. Luôn phát triển, biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh.

D. Các nước thành viên khác nhau về lịch sử, nguồn gốc.

Câu 25: Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (1947 – 1989)?

A. Sự thành bại trong công cuộc cải cách, đổi mới của các nước.

B. Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới.

C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

D. Sự phát triển thực lực về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước lớn.

Câu 26: Yếu tố nào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 -1954) thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập?

A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.

B. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang Châu Á.

C. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đế quốc suy yếu.

D. Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 27: Nội dung nào không phải là điểm chung của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

B. Giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối là giai cấp vô sản.

C. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

D. Đổ ra đúng thời cơ, ở cả thành thị và nông thôn.

Câu 28: Chủ trương “ sản hoá” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có tác dụng gì gì đối

với phong trào công nhân Việt Nam?

A. Chuyển sang tự giác hoàn toàn.                            B. Trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

C. Trở thành một bộ phận của phong trào dân tộc.   D. Bước đầu chuyển sang tự giác.

Câu 29: Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?

A. Mỹ thực hiện diễn biến hòa bình.                          B. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.

C. Sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Xô – Mỹ.         D. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Câu 30: Mục đích tiến công của quân dân Việt Nam trong Đông – xuân 1953 - 1954 có điểm gì khác với

chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?

A. Buộc Pháp bị động phân tán lực lượng.                B. Tiến công vào tập đoàn cứ điểm.

C. Giải phóng vùng Tây Bắc, Bắc Lào.                     D. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

Câu 31: Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1939 - 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?

A. Giải quyết đúng quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Đảng Cộng Sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

C. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 32: Phương thức hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX có điểm gì khác với Phan Bội Châu?

A. Bí mật, bất hợp pháp, xây dựng tổ chức.              B. Bí mật, bất hợp pháp, không có tổ chức.

C.Công khai, hợp pháp, có tổ chức.                           D. Công khai, hợp pháp, không xây dựng tổ chức

Câu 33: Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) và cao trào kháng Nhật cứu nước 1945 ở Việt Nam có

điểm gì giống nhau?

A. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng.                  B. Tạo nên cuộc khủng hoảng ở Đông Dương.

C. Tiến hành khởi nghĩa từng phần.                           D. Chuyển cách mạng sang thế giữ gìn lực lượng.

Câu 34: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đều

A. Giành độc lập, lập tự do cho dân tộc.                   B. Giải phóng một phần đất nước.

C. Giành chính quyền về tay nhân dân.                     D. Góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới.

Câu 35: Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945 năm và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều

A. Bùng nổ ở đô thị rồi tỏa về nông thôn.

B. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh du kích cục bộ.

C. Diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa từng phần.

D. Diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.

Câu 36: Tổ chức Liên Hợp Quốc có điểm gì khác với Hội Quốc liên?

A. Chỉ bảo vệ lợi ích của các nước lớn.                     B. Không có lực lượng quân đội.

C. Không có tính toàn diện, toàn cầu.                       D. Đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục.

Câu 37: Cuộc đấu tranh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam trong năm 1946 đã

A. Buộc thực dân Pháp chấm dứt xung đột ở Nam Bộ.

B. Làm cho tất cả người Pháp ủng hộ Việt Nam.

C. Làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ vấn đề Việt Nam

D. Giải quyết được mục tiêu cơ bản của cách mạng.

Câu 38: Phong trào cách mạng (1930 – 1931) và phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam có đóng góp gì vào thắng lợi lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thành lập chính quyền cách mạng kiểu mới.

B. Sử dụng hình thức đấu tranh hợp pháp.

C. Khẳng định quyền và năng lực lãnh đạo của Đảng.

D. Hình thành khối liên minh công nông vững chắc.

Câu 39: Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?

A. Xóa bỏ tàn dư phong kiến và ách thống trị của đế quốc.

B. Tăng cường sức mạnh phe xã hội chủ nghĩa.

C. Là một cuộc nội chiến giữa các thế lực trong nước.

D. Xóa bỏ quyền lợi và ách nô dịch của Mỹ.

Câu 40: Điểm giống nhau giữa phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam là

A. Đấu tranh vũ trang kết hợp phương thức giảng hòa.

B. Địa bàn rộng lớn, tập trung ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ.

C. Phong trào yêu nước, mang tính chất dân tộc.

D. Nhằm khôi phục Quốc gia phong kiến độc lập.

{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT Phú Thọ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT Phú Thọ. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?