TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Trật tự hai cực Ianta được hình thành trong thời gian
A. những năm 1945-1949.
B. hội nghị quốc tế tháng 2/1945.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 2: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Câu 3: Tại sao ngày 24/10 hằng năm được coi là “Ngày Liên hợp quốc”?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Ngày thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Vào ngày 31/10/1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày này.
D. Diễn ra Hội nghị quốc tế tại Xan Phranxixcô (Mĩ) tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
Câu 4: Về đối nội, hai thách thức lớn mà nước Nga phải đối mặt trong thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. sự nổi dậy của các thế lực phản động và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân
B. sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc
C. sự suy thoái của nền kinh tế và tình trạng mất an ninh trật tự
D. sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản và và các cuộc biểu tình của công nhân.
Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc năm 1949?
A. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Giải phóng đất nước Trung Quốc thu hồi các vùng lãnh thổ bị chia cắt trước đây.
Câu 6: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Singapo.
B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Singapo.
C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.
D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.
Câu 7: Ngày 26/1/1950 đánh dấu sự kiện gì ở Ấn Độ?
A. M.Ganđi, lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị ám sát.
B. Thành lập hai nhà nước tự trị ở Ấn Độ.
C. Thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn”.
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á có cơ hội thuận lợi nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập?
A. Liên Xô giúp đỡ phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á.
B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á.
D. Quân Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản.
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.
B. Quân sự.
C. Khoa học-kỹ thuật.
D. Giáo dục.
Câu 10: Đến đầu thập kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới.
C. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.
D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.
Câu 11: Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950 -1973 như thế nào ?
A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu.
B. Nơi cung cấp nguyên liệu giá rẻ cho các nước Tây Âu.
C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu.
D. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu.
Câu 12: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Thúc đẩy dân chủ.
C. Ủng hộ độc lập dân tộc.
D.Chống chủ nghĩa khủng bố.
Câu 13: Sau chiến tranh thế giới II, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu là vì
A. cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
B. hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
C. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ.
D. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
Câu 14: Tác động tiêu cực nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?
A. chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn.
B. làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo.
C. làm cho mọi mặt của đời sống con người kém an toàn.
D. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm độc lập tự chủ của các nước.
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là
A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp tiểu tư sản. D. giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 16: Sau khi trở lại Pháp năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập đảng chính trị nào ở Pháp?
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đảng Dân chủ xã hội Pháp.
D. Đảng Dân chủ tự do Pháp.
Câu 17: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
B. giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
C. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
D. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 18: Từ cuối năm 1928, phong trào “vô sản hóa” đã làm tốt vai trò nào?
A. Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
B. Góp phần huấn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
C. Đưa cán bộ, hội viên sang Quãng Châu- Trung Quốc học tập.
D. Tổ chức quần chúng nhân nhân tập dượt đấu tranh cách mạng.
Câu 19: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản dân tộc.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 20: Nhiệm vụ cách mạng được đưa lên hàng đầu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. đánh đổ bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng.
B. đánh đổ phong kiến và đế quốc, hai nhiệm vụ này khăng khít với nhau.
C. đánh đổ địa chủ phong kiến và tư sản phản cách mạng.
D. đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Câu 21: Luận cương chính trị (10/1930) xác định lực lượng cách mạng Đông Dương gồm
A. công nhân, nông dân.
B. nông dân, tiểu tư sản.
C. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
Câu 22: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
A. tiểu tư sản, công nhân.
B. công nhân và nông dân.
C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935)?
A. Giành độc lập dân tộc.
B. Giành dân chủ, bảo vệ hòa bình.
C. Chống phát xít, chống chiến tranh.
D. Tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 24: Hình thức đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là
A. biểu tình.
B. gửi dân nguyện.
C. đấu tranh báo chí.
D. đấu tranh nghị trường.
Câu 25: Phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì?
A. Kết hợp đấu tranh công khai và hợp pháp.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 26: Địa danh nào được chọn làm thủ đô khu giải phóng Việt Bắc?
A. Tân Trào ( Tuyên Quang).
B. Đồng Văn ( Hà Giang).
C. Pắc Bó ( Cao Bằng).
D. Định Hóa ( Thái Nguyên).
Câu 27: Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
A. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên
B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.
C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
C. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
Câu 29: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?
A. Giảm tô, giảm thuế.
B. Cơm áo và hòa bình.
C. Chia lại ruộng đất công.
D. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
Câu 30: Nội dung nào đã tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
A. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
B. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy .
C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 có đáp án Trường THPT Phan Châu Trinh, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!