Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 có đáp án

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN LỊCH SỬ LẦN 1 NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Mục đích chủ yếu của Mĩ khi đưa ra kế hoạch Mác-san (1947) là nhằm

A. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu

B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa

C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu

D. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên xô và các nước Đông Âu

Câu 2: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo, hòa bình”

C. “Tịch thu thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng”

D. “Độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng”

Câu 3: Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm và hai hướng chính là

A. Đông Nam Bộ và Liên khu V

B. Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

C. Đông Nam bộ và Nam Trung bộ.

D. Đông Nam bộ và Tây Nguyên

Câu 4: Điểm giống nhau bản giữa "Cương lĩnh chính trị” (2-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930) là

A. Xác định đúng mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương

B. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo cách mạng

C. Xác định đúng khả năng cách mạng của các giai cấp

D. Xác định đúng nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

Câu 5: Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng vào đầu năm 1930?

A. Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng

B. Đông Dương cộng sản liên đoàn

C. Đông Dương cộng sản Đảng

D. An Nam cộng sản Đảng

Câu 6: Công ty Bạch Thái Bưởi kinh doanh ngành gì?

A. Xay xát.                       B. Giày da.                        C. Tàu biển                       D. Xà phòng

Câu 7: Người được nhân dân miền Tây suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái”

A. Nguyễn Tri Phương     B. Trương Định                C. Nguyễn Trung Trực.  D. Trương Quyền

Câu 8: Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển là gì?

A. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất

B. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết thúc đẩy nền kinh tế

C. Sự nỗ lực, bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân trong và ngoài nước

D. Tận dụng các cơ hội bên ngoài đề phát triển

Câu 9: Vì sao phong trào dân chủ 1936-1939 có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh?

A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn

B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước có sự thay đổi so với trước

C. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta

D. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng cộng sản Đông Dương

Câu 10: Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ

A. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương

B. Cuộc chiến tranh Đông Dương mang thêm tính chất của chiến tranh lạnh

C. Nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ

D. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương

Câu 11: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là

A. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)

B. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Quân Pháp tấn công Thuận An (1883)

D. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 12: Phương án nào không thể hiện đúng mưu đồ của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong chủ trương thiết lập "ấp chiến lược” trên toàn miền Nam?

A. Đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp.

B. Cô lập, tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng.

C. Tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam

D. Phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 13: Biến đổi nào quan trọng nhất của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

A. Trở thành các nước công nghiệp mới.                   B. Lần lượt gia nhập ASEAN

C. Đều giành được độc lập                                         D. Tham gia vào Liên hợp quốc.

Câu 14: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh                           B. Dùng người Việt đánh người Việt

C. Kết thúc chiến tranh                                              D. Tiêu diệt lực lượng của ta

Câu 15: Ngoài mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, tổ chức Liên hợp quốc còn có mục đích là

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

C. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế.

D. Đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia, quyền dân tộc tự quyết.

Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?

A. So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện

B. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học

C. Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, thực dân Pháp đang mạnh

D. Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lưc lượng

Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)

A. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng

B. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng

C. Vừa phân tán lực lượng vừa chiếm các vị trí quan trọng

D. Vừa tập trung lực lượng vừa phát triển đội quân nòng cốt

Câu 18: Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị 11-1939?

A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng

B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc

C. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

D. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước

Câu 19: Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì

A. Bị Pháp ép buộc

B. Cần thời gian để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng

C. Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp

D. Thế và lực ta mạnh hơn Pháp

Câu 20: Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước nhằm tận dụng xương máu của người Việt, đó là âm mưu của

A. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”                  B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”

C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”                         D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 có đáp án​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Đáp án

1-D

2-D

3-A

4-B

5-B

6-C

7-B

8-A

9-B

10-B

11-D

12-D

13-C

14-B

15-C

16-B

17-A

18-D

19-B

20-D

21-C

22-A

23-B

24-A

25-D

26-B

27-D

28-A

29-A

30-B

31-D

32-B

33-C

34-A

35-D

36-B

37-B

38-D

39-A

40-A

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm học 2019-2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?