Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Ngô Sĩ Liên

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

 

 

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

 Năm học: 2019 - 2020

Bài thi: KHTN LỚP 11. Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian phát đề)

 

Câu 41: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2.                                 B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 42: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568.                          B. 1,560.                          C. 4,128.                          D. 5,064.

Câu 43: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.                          B. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.                     D. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.

Câu 44: Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là

A.  0,1 và 0,3.                  B. 0,5 và 0,1.                   C. 0,2 và 0,25.                 D. 0,4 và 0,15.    

Câu 45: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng:

A. ns2np5                          B. ns2np3                          C. ns2np2                          D. ns2np4

Câu 46: Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 và lắc đều dd .Quan sát thấy :

A. Có dd màu xanh thẫm tạo thành.

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.

C. Có kết tủa xanh lam, có khí nâu đỏ thoát ra .

D. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam ,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch  xanh thẫm .

Câu 47: Nung m gam hỗn hợp X gồm Zn(NO3)2 và NaNO3 ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho khí hấp thụ vào nước thu được 2 lít dung dịch Z và còn lại thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Tính pH của dung dịch Z.

A. pH =3                         B. pH = 1                         C. pH = 2                        D. pH = 0

Câu 48: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaOH.                        B. Ba(OH)2.                     C. NH3.                           D. NaCl.

Câu 49: Dung dịch chứa Al2(SO4)3 0,2M thì nồng độ CM của các ion Al3+, SO42-  trong đó lần lượt là

A. 0,4; 0,6.                       B. 0,2; 0,4                        C. 0,4; 0,2                        D. 0,6; 0,4.

Câu 50: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch muối ăn.                                           D. Dung dịch benzen trong ancol.

B. Dung dịch đường.                                             C. Dung dịch rượu.

Câu 51: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M, thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:

A. 1 và 2,23 gam.            B. 1 và 6,99 gam.            C. 2 và 2,23 gam.            D. 2 và 1,165 gam.

Câu 52: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng nhờ

A. Phản ứng tạo ra dung dịch màu xanh và khí không mùi làm xanh quỳ tím ẩm

B. Phản ứng tạo dung dịch màu vàng nhạt

C. Phản ứng tạo kết tủa màu xanh

D. Phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

Câu 53: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. HCl.                            B. H2SO4.                        C. NaNO3.                       D. NaOH.

Câu 54: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O  là

A. 55                                B. 20.                               C. 25.                               D. 50.

Câu 55: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.                                            B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.

C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.                                        D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 56 đến câu 69 của đề thi thử THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 70: HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.                     B. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, Cu(OH)2.          

C. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.                            D. KOH,  FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

Câu 71: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNO3 từ

A. NH3 và O2.                                                         B. NaNO3 và H­Cl đặc.           

C. NaNO3 và H­2SO4 đặc.                                      D. NaNO2 và H­2SO4 đặc.

Câu 72: Nhiệt phân muối AgNO3 thu được

A. NO2, O2, AgNO2         B. O2, AgNO2                 C. NO2, Ag, O2               D. NO2, O2, Ag2O

Câu 73: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Na2SO4.                      B. KCl.                            C. NaOH.                        D. HCl.

Câu 74: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

B. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

C. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

D. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

Câu 75: Hòa tan hết 4,431 gam hh kim loại gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 lít hh khí X đều không màu, có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Vậy % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh bằng:

A. 12% và 88%               B. 13% và 87%                C. 12,8% và 87,2%         D. 20% và 80%

Câu 76: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

A. khói màu trắng.           B. khói màu nâu.             C. khói màu vàng.           D. khói màu tím.

Câu 77: cho hỗn hợp gồm 0.2mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất sản phẩm đó là:

A. NH4NO3                     B. N2O                             C. NO                              D. NO2

Câu 78: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m

A. 57,975.                        B. 64,05.                          C. 49,775.                        D. 61,375.

Câu 79: Cho 46,35 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Al, Al2O3, Zn, ZnO tác dụng vừa đủ với 1,05 lít dung dịch HNO3 2,5M. Sau phản ứng thu được 3,64 lít khí N2O (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m

A. 180,95 gam.                B. 126,95 gam.                C. 158,1 gam.                  D. 156,2 gam.

Câu 80: Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là

     A. 34,09%.                     B. 25,57%.                     C. 38,35%.                     D. 29,83%

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Ngô Sĩ Liên, để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?