Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế (4 mã đề)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA LẦN 1

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian: 50 phút

 

Mã đề 201

Câu 41: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5.                                  B. C15H31COOCH3.

C. (C17H33COO)2C2H4.                                 D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 42: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(etylen terephtalat).                            B. Poliacrilonitrin.

C. Polistiren.                                                  D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 43: Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

A. Fe.                         B. Cu.                          C. Ag.                         D. Al.

Câu 44: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m

  A. 25,6.                      B. 19,2.                       C. 6,4.                         D. 12,8.

Câu 45: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.                         B. Cu.                          C. Mg.                         D. Ag.

Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl.                    B. Ca(HCO3)2.                        C. KCl.                       D. KNO3.

Câu 47: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

A. valin.                     B. lysin.                       C. alanin.                     D. glyxin.

Câu 48: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. H2S và N2.                        B. CO2 và O2.             C. SO2 và NO2.           D. NH3 và HCl.

Câu 49: Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là

A. N2.                                    B. N2O.                       C. NO.                                    D. NO2.

Câu 50: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl tạo ra chất khí?

A. Ba(OH)2.              B. Na2CO3.                 C. K2SO4.                   D. Ca(NO3)2.

Câu 51: Công thức hóa học của natri đicromat là

A. Na2Cr2O7.             B. NaCrO2.                 C. Na2CrO4.                D. Na2SO4.

Câu 52: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Glyxin.                  B. Metylamin.             C. Anilin.                    D. Glucozơ.

Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là

A. MgO.                    B. Fe2O3.                     C. CuO.                      D. Fe3O4.

Câu 54: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

A. 0,60 gam.              B. 0,90 gam.                C. 0,42 gam.               D. 0,42 gam.

Câu 55: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

A. Ca.                        B. Ba.                          C. Na.                         D. K.

Câu 56: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m

A. 89.                         B. 101.                          C. 85.                          D. 93.

Câu 57: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

A. 4.                           B. 2.                            C. 1.                            D. 3.

Câu 58: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.

B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.

C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

D. Kim loại cứng nhất là Cr.

Câu 59: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là

A. 3.                           B. 4.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.

B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

C. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.

D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của mã đề 201 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Mã đề 202

Câu 41: Crom (VI) oxit (CrO3) có màu gì?

A. Màu vàng.              B. Màu đỏ thẫm.         C. Màu xanh lục.        D. Màu da cam.

Câu 42: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 11,2.                       B. 5,6.                         C. 2,8.                         D. 8,4.

Câu 43: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. NaCl.                      B. HCl.                        C. Ca(OH)2.                D. CaCl2.

Câu 44: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Au.                         B. Ag.                         C. Al.                          D. Cu.

Câu 45: Công thức phân tử của đimetylamin là

A. C2H8N2.                  B. C2H7N.                   C. C4H11N.                  D. CH6N2.

Câu 46: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

A. C2H5ONa.              B. C2H5COONa.         C. CH3COONa.          D. HCOONa.

Câu 47: Kim loại sắt bị thu động bởi dung dịch

A. H2SO4 loãng.          B. HCl đặc, nguội.      C. HNO3 đặc, nguội.  D. HCl loãng.

Câu 48: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl.                       B. HNO3 loãng.          C. H2SO4 loãng.          D. KOH.

Câu 49: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3?

A. Hematit đỏ.             B. Boxit.                     C. Manhetit.                D. Criolit.

Câu 50: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. KCl.                       B. KNO3.                    C. NaCl.                      D. Na2CO3.

Câu 51: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nitron.               B. Tơ tằm.                   C. Tơ nilon-6,6.          D. Tơ nilon-6.

Câu 52: Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Metyl axetat.          B. Glyxin.                   C. Fructozơ.                D. Saccarozơ.

Câu 53: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là

A. 20%.                       B. 40%.                       C. 60%.                       D. 80%.

Câu 54: Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm 3 kim loại. Ba kim loại đó là:

A. Mg, Cu và Ag.       B. Zn, Mg và Ag.        C. Zn, Mg và Cu.        D. Zn, Ag và Cu.

Câu 55: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. C2H5OH → C2H4 (k) + H2O.                                  

B. CH3COONa (r) + NaOH (r) →   CH4 (k) + Na2CO3.                      

C. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.                            

D. Cu + 4HNO3 (đặc) →  Cu(NO3)2 + 2NO2 (k) + 2H2O.

Câu 56: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.             

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.                          

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.                             

D. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng.

Câu 57: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,032.                     B. 0,448.                     C. 1,344.                     D. 2,688.

Câu 58: Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,15.                     B. 20,75.                     C. 24,55.                     D. 30,10.

Câu 59: Cho 30 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 160.                                    B. 720.                                    C. 329.                                    D. 320.

Câu 60: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

A. cộng H2 (Ni,t0).      B. tráng bạc.                C. với Cu(OH)2.         D. thủy phân.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của mã đề 202 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Mã đề 203

Câu 41:  Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

A. Al.                          B. Mg.                         C. Ca.                          D. Na.

Câu 42:  Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Fe.                          B. K.                           C. Mg.                         D. Al.

Câu 43:  Tác nhân hoá học nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường nước?

A. Các anion:                                                 B. Các ion kim loại nặng: Hg2+, Pb2+.

C. Khí oxi hoà tan trong nước.                       D. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Câu 44:  Muối nào sau đây dễ bị phân huỷ khi đun nóng?

A. Ca(HCO3)2.            B. Na2SO4.                  C. CaCl2.                     D. NaCl.

Câu 45:  Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?

A. NaOH.                   B. HCl.                        C. Ca(OH)2.                D. H2SO4.

Câu 46:  Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm

A. NO2.                       B. NH2.                       C. COOH.                  D. CHO.

Câu 47:  Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?

A. Glyxin.                   B. Tristearin.               C. Metyl axetat.          D. Glucozơ.

Câu 48:  Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CrO3.                      B. FeO.                       C. Cr2O3.                     D. Fe2O3.

Câu 49:  Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

A. Poli(vinyl clorua).   B. Poliacrilonitrin.       C. Poli(vinyl axetat).   D. Polietilen.

Câu 50:  Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?

A. Glucozơ.                B. Saccarozơ.              C. Ancol etylic.           D. Fructozơ.

Câu 51:  Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                       B. 2,24.                       C. 3,36.                       D. 6,72.

Câu 52:  Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S.                        B. AgNO3.                  C. NaOH.                   D. NaCl.

Câu 53:  Cho các chất sau: Cr(OH)3, CaCO3, Al(OH)3 và Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dụng dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

A. 3.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 54:  Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là

A. (c), (b), (a).             B. (a), (b), (c).             C. (c), (a), (b).             D. (b), (a), (c).

Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H9N.                   B. C2H7N.                   C. C3H7N.                   D. C3H9N.

Câu 56:  Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là

A. 29,45 gam.             B. 33,00 gam.              C. 18,60 gam.             D. 25,90 gam.

Câu 57:  Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,896.                     B. 0,448.                     C. 0,112.                     D. 0,224.

Câu 58:  Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO đun nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là

A. 24 gam.                  B. 8 gam.                     C. 16 gam.                  D. 12 gam.

Câu 59:  Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,12.                     B. 18,36.                     C. 19,04.                     D. 14,68.

Câu 60:  Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.                        

B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2.                                

C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.                                   

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của mã đề 203 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Mã đề 204

Câu 41:  Cho 3,6 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 1,00.                       B. 0,50.                       C. 0,75.                       D. 1,25.

Câu 42:  Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. Fe.                          B. Al.                          C. Cu.                         D. Ag.

Câu 43:  Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?

A. CuSO4, H2SO4.      B. HCl, CaCl2.            C. CuSO4, ZnCl2.       D. MgCl2, FeCl3.

Câu 44:  Ion nào sau đây có tính oxi hoá mạnh nhất?

A. Ca2+.                       B. Zn2+.                       C. Fe2+.                       D. Ag+.

Câu 45:  Hiện tượng «hiệu ứng nhà kính» làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt,… Tác nhân chủ yếu gây «hiệu ứng nhà kính»  là do sự tăng nồng độ trong không khí quyển của chất nào sau đây?

A. Nitơ.                       B. Cacbon đioxit.        C. Ozon.                     D. Oxi.

Câu 46:  Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?

A. Tơ nitron.               B. Tơ capron.              C. Tơ visco.                D. Tơ nilon-6,6.

Câu 47:  Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4.                  B. KNO3.                    C. KOH.                     D. CaCl2.

Câu 48:  Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

A. etyl fomat.              B. glucozơ.                  C. tinh bột.                  D. saccarozơ.

Câu 49:  Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 50:  Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to)?

A. Triolein.                  B. Glucozơ.                 C. Tripanmitin.            D. Vinyl axetat.

Câu 51:  Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?

A. Màu da cam.          B. Màu đỏ thẫm.         C. Màu lục thẫm.        D. Màu vàng.

Câu 52:  Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe(OH)3.                B. Fe3O4.                     C. Fe2O3.                     D. FeO.

Câu 53:  Hoà tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1 M cần dùng để trung hoà X là

A. 150 ml.                   B. 300 ml.                   C. 600 ml.                   D. 900 ml.

Câu 54:  Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3.                            B. 1.                            C. 4.                            D. 2.   

Câu 55: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu tím.                                     B. có kết tủa trắng.                

C. có bọt khí thoát ra.                                     D. xuất hiện màu xanh.

Câu 56: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hoá học nào sau đây?

A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2              

B. NH4Cl + NaOH  →  NH3 + NaCl + H2O       

C. C2H5NH3Cl + NaOH → C2H5NH2 + NaCl + H2O

D. 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Câu 57:  Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 2.                            B. 4.                            C. 1.                            D. 3.

Câu 58:  Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.                  

B. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.               

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.                      

D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thuỷ phân.

Câu 59:  Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hoà và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 42,6.                       B. 70,8.                       C. 50,3.                       D. 51,1.

Câu 60:  Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A. 200,8.                     B. 183,6.                     C. 211,6.                     D. 193,2.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của mã đề 204 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế (4 mã đề), để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?