Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Tam Nông

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ  

 TRƯỜNG THPT TAM NÔNG 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: HOÁ HỌC 12

                                                    

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Để điều chế kim loại Na từ NaOH người ta thực hiện phản ứng:

A. Điện phân dung dịch NaOH                                 B. Điện phân nóng chảy NaOH

C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với   HCl            D. Cho NaOH tác dụng với H2O

Câu 2: Cho 2,3 gam Na tác dụng với 180 gam H2O nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

A. 4,389 %           B. 2,195 %                 C. 1,261 %              D. 2,22 %

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử kim loại kiềm là:

A. ns2                   B. ns1                          C. nsnp1                  D. ns2 np3

Câu 4: Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 thì:

A. Tạo thành kết tủa trắng sau đó tan dần.     

B. Tạo thành kết tủa trắng.

C. Có khí không màu thoát ra và có kết tủa trắng tạo thành.

D. Không có phản ứng sảy ra.

Câu 5: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 7,45 gam muối clorua cua kim loại hoá trị I, thu được 1,12 lít khí ở anot. Kim loại đó là:

A. Na                  B. Li                             C. Cs                        D. K

Câu 6 : Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong :

A. Dầu hoả          B. Nước                       C. Ancol etylic               D. Phenol lỏng

Câu 7 : Nhóm kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là :

A. Na, K, Mg, Ca                                             B. Ba, Na, K, Ca

C. Ba, Mg, Ca, Ba                                            D. K, Na, Ca, Zn

Câu 8: Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch nào sau đây:

A. KCl                B. KNO3                    C. FeCl3               D. K2SO4

Câu 9: Kim loại pản ứng được với dung dich NaOH là:

A. Fe                   B. Al                          C. Ag                      D. Cu

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

 (a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

 (b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4.

 (c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.

 (d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Al.

 (e) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 11: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là

A. MgCO3  + CO2  + H2O  →  Mg(HCO3)2  

B. Ca(HCO3) → CaCO3  + CO2  + H2O

C. CaCO3 + CO2  + H2O  → Ca(HCO3)2 

D. CaO + CO2  →  CaCO3

Câu 12: Kim loại nào sau đây được dùng để chế tạo tế bào quang điện:

A. Cs                             B. Rb                     C. Na                          D. K

Câu 13: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính:

A. Fe2O3                     B. Fe(OH)3               C. NaOH                     D. Al2O3

Câu 14: Cho 14,8 gam hh gồm Al2O3 và Na vào nước dư thu được dd chỉ chứa một chất tan duy nhất và thoát ra V lit khí H2 (đktc). Tính V:

A. 1,12                        B. 2,24                  C. 3,36                   D. 4,48

Câu 15: Nhỏ từ từ đến dư dung dich NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng sảy ra là:

A. Có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan      

B. Chỉ có kết tủa keo trắng

C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên       

D. Không có kết tủa keo trắng có khí bay lên

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nung nóng 18,4 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khi khối lượng chất rắn không đổi thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của CaCO3  trong hỗn hợp là

A. 10 gam.                          B. 12 gam.                     C. 8,4 gam.                    D. 15 gam.

Câu 2: Kim loại có thể dùng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép khỏi bị ăn mòn điện hóa là là

A. Ni                                   B. Sn                              C. Cu                             D. Zn

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa X  ↔ Y. Với mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp, cặp chất X, Y phù hợp là

A. Ca và CaCO3.                                                       B. CaCO3 và Ca(OH)2.

C. CaO và Ca(OH)2.                                                 D. CaO và CaCO3.

Câu 4: Công thức của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                   B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. CaSO4.H2O.                                                         D. CaSO4.2H2O.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                               B. 4,48.                          C. 1,12.                          D. 2,24.

Câu 6: Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại liên tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với HCl loãng dư thu được 3,36 lít khí H2 (đkc). Phần trăm khối lượng của kim loại có nguyên tử khối lớn hơn trong hỗn hợp là

A. 54,55%.                         B. 45,45%.                     C. 27,27%.                     D. 90,91%.

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) bằng 2 lít dung dịch Ba(OH)2 x (mol/lit), sau khi kết thúc các phản ứng thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,02.                               B. 0,03.                          C. 0,04.                          D. 0,05.

Câu 8: Phương pháp nào sau đây có thể làm giảm độ cứng tạm thời của nước?

A. Đun sôi nước cứng tạm thời.                               B. Dùng lượng dư nước vôi.

C. Dùng lượng dư dung dịch HCl.                          D. Dùng lượng dư dung dịch NaCl.

Câu 9: Cho các phản ứng:

(1) Al + X  → Al2O3         

(2) Al2O3  + NaOH   →Y + H2O

Các chất X, Y là

A. NaOH và Al(OH)3.                                              B. O2 và Al(OH)3.

C. O2 và NaAlO2.                                                     D. NaOH và NaAlO2.

Câu 10: CaCO3 không thể tan trong

A. CO2 + H2O.                                                          B. dung dịch HNO3.

C. dung dịch NaOH.                                                D. dung dịch HCl.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại X có hóa trị II vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 0,224 lít khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). X là

A. Zn                                  B. Cu                             C. Mg                             D. Ca

Câu 12: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp

A. điện phân dung dịch AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.   B. điện phân Al2O3 nóng chảy.

C. khử Al2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao.                                D. cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3.

Câu 13: Phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là

A. Al(OH)3 + NaOH  →  NaAlO2 + 2H2O.   

B. Al(OH)3 + 3HCl   →  AlCl3 + 3H2O.

C. 2Al(OH)3  → Al2O3 + 3H2O.            

D. 4Al(OH)3  → 4Al + 6H2O  + 3O2.

Câu 14: Có thể phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng

A. dung dịch NaCl.                                                   B. dung dịch Na3PO4.

C. dung dịch Na2CO3.                                              D. dung dịch HCl.

Câu 15: Hòa tan 5,4 gam Al vào lượng dư dung dịch NaOH thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 lít.                          B. 6,72 lít.                      C. 2,24 lít.                      D. 8,96 lít.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Tam Nông, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?