TRƯỜNG THPT LÝ NAM ĐẾ | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – 2020 Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không tính thời gian phát đề |
CÂU 1: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là
A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H5.
CÂU 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. KClO3. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
CÂU 3: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit linoleic. B. Axit axetic. C. Axit benzoic. D. Axit oxalic.
CÂU 4: Cho 10 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là
A. 3,36. B. 1,12. C. 2,24. D. 4,48.
CÂU 5: Có các thí nghiệm sau
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
CÂU 6: Hợp chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Fructozơ B. Aminozơ C. Glucozơ D. Saccarozơ
CÂU 7: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit X là:
A. CH3CH2COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. CH2=CHCOOH.
CÂU 8: Chất có thể dùng làm khô NH3 là:
A. H2SO4 đặc. B. CuSO4 khan. C. P2O5. D. CaO.
CÂU 9: Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế từ đất đèn, thành phần chính của đất đèn là:
A. Al4C3. B. Ca2C. C. CaC2. D. CaO.
CÂU 10: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH.
A. Alanin. B. Phenol. C. Axit fomic. D. Ancol etylic.
CÂU 11: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?
A. NH3. B. H2. C. CO2. D. CO.
CÂU 12: Dãy gồm các kim loại bị hòa tan trong dung dịch NaOH là:
A. Al, Cr. B. Al, Zn, Cr. C. Al, Zn. D. Cr, Zn.
CÂU 13: Lên men một lượng glucozơ, thu được a mol ancol etylic và 0,1 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,10. C. 0,30. D. 0,15.
CÂU 14: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 thu được 6 gam ancol. Tên của este là
A. Etyl axetat. B. Metyl propionat. C. Propyl axetat. D. Isopropyl fomat.
CÂU 15: Cho các thí nghiệm sau:
(1). Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(2). Cho phèn chua vào dung dịch NaOH dư.
(3). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3.
(4). Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5). Cho khí NH3 dư và dung dịch AlCl3.
(6). Cho CrO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi của A và B lần lượt là:
A. etilen và axetilen. B. propilen và propin.
C. propilen và axetilen. D. etilen và propin.
CÂU 17: Cho các phát biểu sau:
1. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
2. Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
3. Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin.
4. Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
5. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
6. Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số nhận xét đúng là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
CÂU 18: Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 0,5M và HCl 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 4,6. B. 23. C. 2,3. D. 11,5.
CÂU 20: Khi cho H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 sẽ có hiện tượng:
A. Từ màu vàng sang mất màu.
B. Từ màu vàng sang màu lục.
C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
D. Từ da cam chuyển sang màu vàng.
CÂU 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
2. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
3. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng, có nhỏ vài giọt CuSO4.
4. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
5. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
Số trường hợp kim loại bị ăn mòn chủ yếu theo ăn mòn điện hóa là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
CÂU 22: Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại.
A. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
B. Fe2O3 + CO →2Fe + 3CO2
C. CaCO3 →CaO + CO2
D. 2Cu + O2 →2CuO
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Lý Nam Đế. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: