TRƯỜNG THPT GÒ ĐEN (Đề thi có 04 trang)
| KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA– NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề | |
| Mã đề thi 135 | |
Câu 41: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Thủy ngân. B. Vàng. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 42: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 43: Sự tăng nồng độ chất nào sau đây trong không khí gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. P2O5. B. NH3. C. SO2. D. CO2.
Câu 44: Đun nóng este CH3COOC2H5 với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3CHO. B. CH3COOH và CH3CHO.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và C2H5OH.
Câu 45: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3. B. ZnCl2. C. MgCl2. D. NaCl.
Câu 46: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X),ngoài các α-aminoaxit còn thu được các đipeptit: Gly-Ala;Phe-Val; Ala-Phe.Cấu tạo nào sau đây là đúng của X?
A. Gly-Ala-Val-Phe. B. Gly-Ala-Phe-Val. C. Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala.
Câu 47: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì được kết tủa?
A. HCl. B. NaCl. C. AlCl3. D. CuCl2.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-.
B. Cr phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng,đun nóng,không có không khí tạo ra muối Cr(III).
C. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH.
D. CrO3 là một oxit axit.
Câu 49: Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành tơ olon?
A. vinyl axetat. B. etanol. C. axetilen. D. acrilonitrin.
Câu 50: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân nóng chảy?
A. Mg. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 51: Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng
A. kim loại Na. B. Cu(OH)2.
C. dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 52: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây?
A. Mg2+, Ca2+ B. Cu2+, K+ C. Fe2+, K+ D. Fe2+, Na+
Câu 53: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là
A. 13,6 gam. B. 27,2 gam C. 14,96 gam. D. 20,7 gam.
Câu 54: Cần bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3?
A. 12,3 gam. B. 23,1 gam C. 21,3 gam D. 13,2 gam.
Câu 55: Cho các chất sau:etyl amin, alanin,anilin,natriphenolat ,phenol.Số chất phản ứng được với dung dịch HCl làA. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 56: Lên men 18 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, giả sử hiệu suất phản ứng 100%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 2,24. C. 4,48. D. 1,12.
Câu 57: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 28,4g. B. 19,1g. C. 12,95g. D. 25,9g.
Câu 58: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X:
Hình vẽ trên minh họa điều chế khí Y nào sau đây?
A. Cl2. B. O2. C. HCl. D. NH3...
Câu 59: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF. B. CH3COOH.. C. NH3. D. HCl.
Câu 60: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
C. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Câu 61: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hoá học sau: X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2 và Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là
A. ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+. B. kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
C. kim loại X khử được ion Y2+. D. ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+.
Câu 62: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) C3H4O2 + NaOH → X + Y
(b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T
(c) Z + dd AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3
(d) Y + dd AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3
Chất E và chất F theo thứ tự là
A. HCOONH4 và CH3COONH4.
B. (NH4)2CO3 và CH3COOH.
C. HCOONH4 và CH3CHO.
D. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.
Câu 63: Cho sơ đồ phản ứng sau:
R + 2HCl(loãng) → RCl2 + H2
2R + 3Cl2 → 2RCl3
R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + 2H2O
Kim loại R là
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Mg.
Câu 64: Có thể tổng hợp polime CH2 – CH(CH3) – CH(C6H5) - CH2 n từ các monome nào dưới đây?
A. 2 - metyl - 3 - phenyl butan. B. propilen và stiren.
C. isopren và toluen. D. 2 - metyl - 3 - phenyl but- 2- en.
Câu 65: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 21,92. C. 39,40. D. 15,76.
Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,18.
Câu 67: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 68: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 69: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục từ từ khí CO2 đến dư vảo dung dịch X, thu được kết tủa là
A. MgCO3. B. CaCO3. C. Al(OH)3. D. Mg(OH)2.
Câu 70: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan ?
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Gò Đen (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!