Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2019 - Trường THPT Đặng Thai Mai (có đáp án chi tiết)

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

 (Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2019

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HÓA HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Na.                        B. Ca.                            C. Al.                                 D. Fe.

Câu 2: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện?

A. Al.                          B. K.                              C. Cu.                                 D. Ca.

Câu 3: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.   

B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô, xe máy.

D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu 4: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. HCOOC6H5.                 B. CH3COOC6H5.          C. C6H5COOCH3.              D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 5: Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 tạo thành kết tủa có màu

A. nâu đen.                       B. trắng.                          C. xanh thẫm.                   D. trắng xanh.

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A. Etylamin.                       B. Anilin.                         C. Metylamin.                   D. Axit axetic.

Câu 7: Kim loại Fe không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 đặc nguội.          B. FeCl3.                         C. HCl.                            D. H2SO4 loãng.

Câu 8: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. AlCl3.                            B. Al2(SO4)3.                   C. NaAlO2.                       D. Al2O3.

Câu 9: Poli(vinyl clorua) hay PVC được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.                    B. CH2=CH-CH3.             C. CH2=CHCl.                   D. CH3-CH3.

Câu 10: Chất X có màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh. Một số chất như C, S, P, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với chất X. Chất X là

A. Cr2O3.                          B. Pđỏ.                              C. CrO3.                            D. Fe2O3.

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được sản phẩm là

A. saccarozơ.                   B. glucozơ.                      C. amilozơ.                       D. fructozơ.

Câu 12: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHCO3.                      B. BaCl2.                         C. K2SO4.                          D. (NH4)2CO3.

Câu 13: Cho 3,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là                              

A. 54,0%.                           B. 66,67%.                      C. 48,0%.                          D. 24,3%.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước, thu được dung dịch NaOH có nồng độ x%. Giá trị của x là

A. 14.                                 B. 18.                               C. 20.                                 D. 10.

Câu 15: Cho dãy các chất sau: Gly-Gly, tristearin, axit aminoaxetic, etyl axetat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

A. 2.                                   B. 4.                                 C. 1.                                   D. 3.

Câu 16: Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là

A. 48,6.                              B. 32,4.                            C. 64,8.                              D. 16,2.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H5N.                          B. CH5N.                          C. C4H10N2.                         D. C2H7N.

Câu 18: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 40,2.                              B. 40,6.                             C. 42,5.                                 D. 48,6.

Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 dư thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,05            .                  B. 0,09.                              C. 0,08            .                      D. 0,06.

Câu 20: Cho các phản ứng sau:

(1) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S                                                    

(2) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

(3) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl         

(4) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S

(5) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S

Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là

A. 1.                                   B. 3.                                    C. 2.                                        D. 4.

Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

(3) Đốt cháy dây Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho lá kim loại Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4.                                    B. 3.                                     C. 2.                                        D. 1.

Câu 22: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là

A. 2.                                     B. 5.                                    C. 3.                                        D. 4.     

Câu 23: Cho các loại tơ sau: nilon-6, lapsan, tơ tằm, visco, xenlulozơ axetat, nitron, nilon-6,6. Số tơ thuộc tơ hóa học là

A. 6.                                     B. 4.                                    C. 5.                                         D. 3.

Câu 24: Cho 6,13 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ca và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 23,491% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,456 lít H2. Cho 1,6 lít dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,56.                                B. 2,34.                              C. 3,12.                                    D. 3,9.

Câu 25: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là

A. 2 : 5.                                B. 2 : 3.                             C. 2 : 1.                                     D. 1 : 2.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2019 - Trường THPT Đặng Thai Mai (có đáp án chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?