Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Hoàng Hoa Thám

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là

A. 56.                                  B. 28.                             C. 70.                             D. 42.

Câu 2: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 4,72.                               B. 4,08.                          C. 4,48.                          D. 3,20.

Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. O2, nước brom, dd KMnO4.                                B. H2S, O2, nước brom.

C. Dung dịch NaOH, O­2, dung dịch KMnO4.         D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hh X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:

A. Al2O3, Fe và Fe3O4.      B. Al, Fe và Al2O3.         C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3D. Al2O3 và Fe.

Câu 5: Trong thiên nhiên, hiđro có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 1, 2, 3 và oxi có 3 đồng vị có số khối lần lượt là 16, 17, 18. Số loại phân tử H2O tối đa có thể hình thành từ các đồng vị trên là:

A. 18                                   B. 24                              C. 27                              D. 12

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức  tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối  và 336 ml  hơi một  ancol  (ở  đktc). Nếu  đốt  cháy  hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. HCOOH và HCOOCH3                                      B. HCOOH và HCOO C2H5

C. C2H5COOH và C2H5COOCH3                            D. CH3COOH và CH3COOC2H5

Câu 7: Đem crackinh một lượng butan thu được một hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon. Cho hỗn hợp khí này sục qua dung dịch nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 25,6 gam và sau thí nghiệm khối lượng bình brom tăng thêm 5,32 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi qua dung dịch nước brom có tỉ khối đối với metan là 1,9625. Hiệu suất của phản ứng crackinh là

A. 20,00%                          B. 25,00%.                     C. 80,00%.                     D. 88,88%.

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai axit cacboxylic (no, đơn, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na giải phóng ra 8,96 lít H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có xt H2SO4 đ) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 34,88 gam este (giả thiết các phản ứng este hoá xảy ra như nhau và đạt hiệu suất 80%). Hai axit cacboxylic trong hỗn hợp là

A. C3H7COOH & C4H9COOH.                               B. HCOOH & CH3COOH.

C. C2H5COOH & C3H7COOH.                               D. CH3COOH & C2H5COOH

Câu 9: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 3,60.                               B. 1,44.                          C. 1,80.                          D. 1,62.

Câu 10: Điện phân dd chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ,màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dd X và khối lượng dd giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dd X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất.  Giá trị của x là:

A. 0,3                                  B. 0,4                             C. 0,2                             D. 0,5

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

A. HCOOH, HOOC-CH2-COOH                            B. HCOOH, CH3COOH

C. HCOOH, C2H5COOH                                         D. HCOOH, HOOC-COOH

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,336 lít khí (đkc) một ankađien X. Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dd Ba(OH)2 0,15M thu được 8,865 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

A. C3H4.                             B. C3H4 hoặc C5H8        C. C4H6.                         D. C5H8.

Câu 13: Trong số các chất sau: HO-CH2-CH2-OH, C6H5-CH=CH2, C6H5CH3, CH2=CH-CH=CH2, C3H6, H2NCH2COOH và C2H6. Số chất có khả năng trùng hợp để tạo polime là:

A. 5                                     B. 2                                C. 3                                D. 4

Câu 14: Cho 300 ml dd Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dd Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dd Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là

A. 0,12                                B. 0,09                           C. 0,1                             D. 0,06

Câu 15: Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,04 mol Mg2+ ; 0,09 mol HCO3- còn lại là Cl- và SO42-. Trong số các chất sau: Na2CO3, BaCO3, NaOH, K3PO4, Ca(OH)2, HCl, số chất có thể làm mềm nước trong cốc là:

A. 2                                     B. 3                                C. 5                                D. 4

Câu 16: Cho 100 ml dd AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dd Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dd X. Cho dd HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 22,96.                             B. 11,48.                        C. 14,35.                        D. 17,22.

Câu 17: X là một aminoaxit. Cứ 0,01 mol X tác dụng vừa hết 80ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835g muối .Mặt khác 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. (H2N)2C3H5COOH        B. H2NC3H6COOH       C. H2NC7H12COOH      D. H2NC3H5(COOH)2

Câu 18: Cho khí CO đi qua ống sứ (to) đựng 0,45 mol hỗn hợp (A) gồm Fe2O3 và FeO , sau một thời gian thu được 51,6 gam chất rắn (B). Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa. Cho (B) tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được thể tích (lít) khí NO (đkc, s.phẩm khử duy nhất) là:

A. 8,40 lít                           B. 6,72 lít                       C. 3,36 lít                       D. 7,84 lít

Câu 19: Cho 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dd Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 150.                                B. 75.                             C. 300.                           D. 200.

Câu 20: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

A. 11.                                  B. 10.                             C. 22.                             D. 23.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Hoàng Hoa Thám, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?