TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2019 – 2020 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Dung dịch FeBr3 không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu. B. HI. C. HCl. D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 2: Để tách Ag ra khổi hỗn hợp gồm Fe, Mg, Ag, Cu mà không làm thay đổi khối lượng người ta dùng dư
A. dung dịch FeCl3. B. dung dịch HNO3 . C. dung dịch HCl. D. dung dịch AgNO3.
Câu 3: Ester nào sau đây vừa làm mất màu nước brom vừa khử AgNO3/NH3?
A. Phenyl axetat. B. Isopropyl fomat. C. vinyl axetat. D. metyl acrylat.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây giúp thu hồi 90% lượng khí thải của lưu huỳnh?
A. Dùng nước vôi đề hấp thụ H2S và SO2.
B. Dùng nước clo để oxi hóa H2S và SO2 thành H2SO4.
C. Dùng dung dịch KMnO4 hấp thụ H2S và SO2.
D. Dùng nước hấp thụ đồng thời H2S và SO2.
Câu 5: Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì xuất hiện kết tủa màu vàng. Dung dịch X chứa
A. Al2(SO4)3. B. K2Cr2O7. C. AgNO3. D. Na3PO4.
Câu 6: Polyme X trong suốt được dùng làm thủy tinh hữu cơ. Tổng số nguyên tử trong một mắc xích của X là
A. 15. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 7: Cho các chất sau: triolein, Gly-Ala-Val, etilenglicol, etylfomat, frutozơ. Số chất có thể phản ứng với Cu(OH)2/OH- ở điểu kiện thích hợp là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8: Loại quặng được dùng để hạ nhiệt độ trong quá trình sản xuất kim loại nhôm là
A. Boxit. B. Criolit. C. Xiderit. D. Dolomit.
Câu 9: Kim loại nào sau đây được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân?
A. Al, Fe. B. Ba, Pb. C. K, Cs. D. Na, K.
Câu 10: Bột tecmit dùng để hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp của
A. KClO3 và Fe. B. Fe và KNO3. C. C và KClO3. D. Al và Fe2O3.
Câu 11: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phương pháp khác với các tơ còn lại?
A. tơ lapsan. B. tơ nitron. C. tơ capron. D. tơ enang.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các polime nhân tạo?
A. Tơ visco, tơ tằm, tơ axetat. B. cao su lưu hóa, tơ axetat, tơ visco.
C. Nilon-6,6, tinh bột, tơ axetat. D. Xenlulozơ, tinh bột, tơ olon.
Câu 13: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối axit?
A. Ca(H2PO4)2, K2HPO3, NaHSO3. B. CH3COONa, K2HPO3, KHS.
C. NH4HSO4, NH4NO3, KHSO4. D. KH2PO4, CaHPO4, KHCO3.
Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaH2PO4 và Na3PO4. B. Ca(HCO3)2 và NaOH.
C. Ba(OH)2 và K2S. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
Câu 15: Cho các chất: CrO3, Al, Zn(OH)2, (NH4)2CO3, anilin, valin, lysin, Gly-Glu. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Để điều chế C2H5OH trong phòng thí nghiệm, người ta dẫn C2H4 qua dung dịch H2SO4 đun nóng.
B. Phương pháp hiện đại dùng để sản xuất poly(vinyl clorua) là đi từ etilen.
C. Phương pháp hiện đại để sàn xuất axit axetic là oxi hóa axetandehit.
D. Để điều chế phenyl axetat, người ta đun nóng phenol với axit axetic có mặt H2SO4 đặc.
Câu 17: Ở trạng thái rắn, chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 18: Cho các chất sau: triolein, etyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, anilin. Số chất có thể làm mất màu nước brom là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 19: Từ glyxin, alanin, valin có thể tạo thành tối đa bao nhiêu peptit mạch hở có các gốc khác nhau và có phản ứng màu biure?
A. 6. B. 9. C. 12. D. 3.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
1) Dung dịch H2SO4 1M (loãng) hòa tan được tất cả các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động.
2) Bón phân lân giúp cây tăng khả năng hấp thụ đạm tăng sức chống bệnh cho cây.
3) Phenol và anilin đều là các chất lỏng tạo kết tủa trắng với nước brom.
4) Dung dịch glucozơ có thể oxi hóa nước brom để tạo thành axit gluconic.
5) Người ta dùng H2 để khử chất béo lỏng thành chất béo rắn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 1. D. 4.
Câu 21: Cho các phản ứng sau:
1) NH4Cl + NaAlO2 + H2O → NaCl + NH3 + Al(OH)3.
2) H2SO4 + Ba(AlO2)2 + 2H2O → BaSO4 + 2Al(OH)3.
3) HNO3 + KAlO2 + H2O → KNO3 + Al(OH)3.
4) CH3COOH + NaAlO2 + H2O → CH3COONa + Al(OH)3.
Số phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho các thí nghiệm sau:
1) Dẫn H2S qua dung dịch Ba(OH)2 dư.
2) Sục CO2 dư qua dung dịch Na2SiO3.
3) Sục CO2 dư qua dung dịch KAlO2.
4) Sục khí C2H4 dư vào dung dịch KMnO4.
5) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Số thí nghiệm có tạo kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 23: Cho các thí nghiệm sau:
1) Nhúng thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng và CuSO4.
2) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch AgNO3.
4) Nhúng thanh thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 24: Cho các chất sau: vinylaxetilen, but-1-in, andehit axetic, axit fomic, glucozơ, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 15,57 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào dung dịch KOH dư thì thu được 3,36 lít khí H2. Tỷ lệ mAl2O3 : mAl có giá trị gần nhất với
A. 6. B. 3. C. 7. D. 2.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 1 năm 2019-2020 Trường THPT Hùng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!