TRƯỜNG THPT THANH MIỆN
Mã đề thi: 001 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. kinh doanh không cần đăng kí.
B. tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. miễn giảm thuế.
D. tự chủ tiến hành kinh doanh.
Câu 2: Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 3: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác, đe dọa giết người, làm chết người là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
Câu 4: Anh H cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh M đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh M. Hành vi của anh H là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Thỏa thuận.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
Câu 5: Ông K đánh ông H gây thương tích 31% và làm thiệt hại một số tài sản của ông H. Theo em, ông K phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
A. Trách nhiệm hành chính và dân sự.
B. Trách nhiệm kỷ luật và hình sự.
C. Trách nhiệm dân sự và kỷ luật.
D. Trách nhiệm hình sự và dân sự.
Câu 6: Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả, rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược; Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nh giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược; Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinhdoanh?
A. Chị P và ông T.
B. Chị P, ông M và chị K.
C. Chị P, ông M, ông T và chị K.
D. Chị P, chị K và ông T.
Câu 7: Trên đường chở bạn gái bằng xe đạp điện đi chơi, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh H đang đi ngược đường một chiều, nên hai bên đã to tiếng với nhau. Thấy những ngườiđi đường dùng điện thoại để quay video, anh K và bạn gái đã vội vàng bỏ đi. Hỏi những ai dưới chưa tuân thủ pháp luật?
A. Anh K và bạn gái
B. Anh K và anh H.
C. Anh K, bạn gái và người quay video
D. Anh K, anh H và người bạn gái.
Câu 8: Nam thanh niên khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn khiến hai công nhân bị tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Dân sự và kỉ luật.
B. Hành chính và dân sự.
C. Hình sự và kỉ luật.
D. Hình sự và dân sự
Câu 10: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Ban hành pháp luật.
Câu 11: Phát hiện anh G lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh G đi khắp làng để cho mọi ngườicùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, E là em trai của anh G đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh G rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và anh E.
B. Anh T, anh P và G.
C. Anh T và anh P.
D. Anh T, anh E và anh P.
Câu 12: Ngườiđạt đến độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?
A. Từ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 13: Quy tắc xử sự: “Thuận mua, vừa bán” là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất chính trị.
D. Bản chất kinh tế.
Câu 14: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là:
A. Nguồn gốc
B. Nghi lễ
C. Niềm tin
D. Hậu quả xấu để lại
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A. Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân.
B. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi ngườikhông giống nhau.
C. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
D. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
Câu 16: Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 3 phút vì đang nuôi con nhỏ tháng tuổi. Chị N đang độc thân cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khoẻ lao động vì cùng là lao động nữ.
B. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu tiên của pháp luật.
C. Cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động vì cùng là lao động nữ.
D. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
Câu 17: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C với ý định chiếm đoạt số tiền đó, ông đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Ông D đồng thời phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính và dân sự.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hành chính và hình sự.
D. Dân sự và hình sự
Câu 18: Trườnghợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?
A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.
Câu 19: Anh H cấm đoán vợ không được đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới. Trong trườnghợp này H vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ việc làm.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ xã hội.
Câu 20: Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào ngườibị xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm kinh tế.
B. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền và trách nhiệm trong kinh doanh.
{-- xem tiếp nội dung Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020 Trường THPT Thanh Miện lần 1 có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020 Trường THPT Thanh Miện lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.