SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
(Đề thi gồm có 4 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: GDCD – KHỐI :12 Thời gian làm bài: 50 phút; |
Câu 1: Ông H xây nhà đã lấn chiếm một phần đất công. Cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản về hành vi vi phạm và yêu cầu ông H phải dỡ bỏ và khôi phục lại nguyên trạng như ban đầu. Trong trường hợp này, ông H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 2: Câu “tấc đất, tấc vàng. Muốn nói đến yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất?
A. Tư liệu lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Sức lao động.
D. Công cụ lao động.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.
B. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.
D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
Câu 4: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. nhiều quy định của pháp luật.
B. một quy phạm pháp luật.
C. nhiều quy phạm pháp luật.
D. một số quy định của pháp lụật.
Câu 5: Công Ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính thực tiễn xã hội.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Vây bắt đối tượng bị truy nã.
B. Đánh người gây thương tích.
C. Truy lùng đối tượng gây án.
D. Tố cáo người phạm tội.
Câu 7: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?
A. Bắt bị cáo.
B. Bắt bị can
C. Truy nã.
D. Xét xử vụ án.
Câu 8: Anh A vay tiền của anh B. Đến hẹn trả mà anh A vẫn không trả. Anh B nhờ người bắt nhốt anh A đòi gia đình đem tiền trả thì mới thả anh A. Hành vi này của anh B xâm phạm tới.
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 9: Ông B, bà H lấy nhau và đã có hai người con gái là chị T và chị Q. Ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V và anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và cũng không muốn liên quan gì đến ông nhưng ông muốn được chia tài sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: ‘Chúng nó có phải là con hợp pháp của ông đâu mà đòi chia tài sản”. Trong trường hợp trên những ai dưới đây được chia tài sản?
A. Bà H, chị T,và chị Q.
B. Bà H, chị T, chị Q và anh X.
C. Chị T, chị Q, chị V và anh X.
D. Bà H, chị T, chị Q, chị V và anh X.
Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ
A. sở hữu và lao động.
B.nhân thân và tài sản.
C. kinh tế và xã hội.
D. lao động và văn hóa.
Câu 11: Khi công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau thì sẽ phải chịu trách nhiệm
A. hình sự khác nhau.
B. pháp lí như nhau.
C. hành chính như nhau.
D. pháp luật ngang nhau.
Câu 12: Anh F đã có vợ là chị K và đã có hai con. Nhưng anh F vẫn sống như vợ chồng với chị C và đã có một con trai là N. Chị K rất buồn phiền vì chuyện đó nên đã bàn với chị gái mình là S, mục đích là đuổi anh F ra khỏi nhà để chiếm đoạt tài sản và ngôi nhà của vợ chồng làm của riêng .Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh F, chị C và chị K.
B. Anh F và chị C.
C. Chị C và chị S.
D. Anh F và chị K.
Câu 13: Pháp luật quy định, người chưa thành niên có độ tuổi là
A. dưới 16 tuổi.
B. dưới 14 tuổi.
C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 14: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện
A. tính cưỡng chế.
B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. tính bắt buộc chung.
D. quy phạm phổ biến.
Câu 15: Theo điều 39, Hiến pháp 2013 quy định nguyên tắc “ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính khách quan, ý chí.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 16: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. sản xuất của cải vật chất.
B. sản xuất kinh tế.
C. quá trình sản xuất.
D. thỏa mãn nhu cầu.
Câu 17: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu được lợi nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Lưu thông.
B. Đại diện.
C. Thông tin.
D. Thanh toán.
Câu 18: Chủ doanh nghiệp A kí hợp đồng nhận chị B làm việc tại vị trí có nhiều khí thải độc hại. Nếu em cũng là lao động trong doanh nghiệp đó, em sẽ lựa chọn cách cư xử nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Lơ đi coi như không biết vì đó là quyền của ông chủ.
B. Xui chị B lôi kéo thêm người để biểu tình phản đối.
C. Đề nghị chủ doanh nghiệp xem xét lại vị trí việc làm cho chị B.
D. Bêu rếu, nói xấu doanh nghiệp với các lao động khác vì đã đối xử bất công với lao động nữ.
Câu 19: Tức giận vì bị đuổi việc, anh Q lập kế hoạch phóng hỏa đốt kho hàng của công ty Z, mặc dù chị N bạn gái của anh đã can ngăn. Được anh Q hứa trả công hậu hĩnh, ông M rủ thêm anh S cùng tham gia. Vì anh S phải về quê có việc đột xuất nên ông M đành tự mình tìm cách đốt kho chứa hàng hóa, gây thiệt hại cho công ty Z hơn một tỷ đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh Q, ông M và chị N.
B. Anh Q và chị N.
C. Anh Q và ông M.
D. Anh Q, ông M, chị N và anh S.
Câu 20: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách thì đã mất, bên trong túi xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm, vì lúc dựng xe ở vỉa hè thì chị em T đang chơi gần đó, nên bà H đã gọi anh N là con trai và chồng bà là ông Q đến để lục soát nhà chị em T, chị em T không đồng ý nhưng vợ chồng bà H và con trai vẫn xông vào nhà. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Bà H, em T và anh N.
B. Ông Q và bà H.
C. Anh N và ông Q.
D. Bà H, anh N và ông Q.
{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020 lần 1 có đáp án Sở GD và ĐT Hà Tĩnh ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020 lần 1 có đáp án Sở GD và ĐT Hà Tĩnh. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.