Đề thi thử THPT QG môn GDCD có đáp án Trường THPT Phạm Ngọc Thạch Lần 1

TRƯỜNG THPT PHẠM NGỌC THẠCH

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua

  1. quá trình sản xuất.                                    
  2. quá trình sử dụng.
  3. trao đổi mua – bán                                   
  4. phân phối – cấp phát

Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  1. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất.
  2. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
  3. Thời gian lao động xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa.
  4. Thời gian lao động xã hội tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 3. Việc “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là

  1. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
  2. phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo.
  3. mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
  4. ý nghĩa của công tác giáo dục và đào tạo.

Câu 4. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là

  1. nhân tố cơ bản.
  2. động lực kinh tế.
  3. hiện tượng tất yếu.
  4. cơ sở quan trọng.

Câu 5. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó nòng cốt là

  1. Đảng cộng sản Việt nam.
  2. chính quyền các cấp và nhân dân.
  3. Quân đội nhân dân và nhân dân cả nước.
  4. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 6. Gia đình bà A coi trồng tiêu là công việc tạo nguồn thu nhập chính nên tìm cách nghiên cứu và hỗ trợ cho cây tiêu phát triển để tăng năng suất. Theo em, gia đình bà A đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc

  1. nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
  3. thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
  4. lựa chọn ngành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.

Câu 7. Trên đường đi học về, B tình cờ phát hiện một nhóm người lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện chính quyền xã. Nếu là B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây mà em cho là phù hợp nhất?

  1. Không quan tâm vì đây không phải là việc của mình.
  2. Ngăn cản việc làm của những người đó.
  3. Đem sự việc đó trao đổi với bạn bè.
  4. Báo cho người có trách nhiệm biết.

Câu 8. Em sẽ làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

  1. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.             
  2. Khóa các cửa ra vào.
  3. Tắt hết các thiết bị điện.                         
  4. Đóng các cửa sổ.

Câu 9. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất

  1. xã hội.            
  2. chính trị.
  3. kinh tế.            
  4. văn hóa.

Câu 10. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng

  1. quyền lực nhà nước.
  2. quyền lực chính trị.
  3. quyền lực kinh tế.
  4. quyền lực xã hội.

Câu 11. Luật giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  2. Tính quy phạm phổ biến.
  3. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  4. Tính thống nhất.

Câu 12.Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông N đã đăng kí mở cửa hàng bán hàng tạp hóa và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Việc làm của ông N thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân

  1. sản xuất kinh doanh.
  2. có quyền tự do hành nghề.
  3. tự do lựa chọn ngành nghề.
  4. thực hiện quyền của mình.

Câu 13. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?

  1. Quản lí nhà nước.
  2. An toàn lao động.
  3. Kí kết hợp đồng.
  4. Công vụ nhà nước.

Câu 14. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây?

  1. Không cẩn thận.
  2. Vi phạm pháp luật.
  3. Thiếu suy nghĩ.
  4. Thiếu kế hoạch.

Câu 15. Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  1. Áp dụng pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật.
  3. Sử dụng pháp luật.

D.Thi hành pháp luật.

Câu 16. Do mâu thuẫn cá nhân mà 2 học sinh lớp 12 đón đánh N làm N bị tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của 2 học sinh trên là vi phạm

  1. dân sự.
  2. hành chính.
  3. hình sự.
  4. kỉ luật.

Câu 17. B vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại nên đâm vào xe máy của A làm A bị ngã, xe bị hỏng nhiều chỗ. B bị cảnh sát giao thông phạt tiền và đồng thời đền bù cho A một số tiền. Trong trường hợp này B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Hình sự và dân sự.
  2. Dân sự và kỉ luật.
  3. Kỉ luật và hành chính.
  4. Hành chính và dân sự.

Câu 18. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

  1. quyền và nghĩa vụ.
  2. quyền và trách nhiệm.
  3. nghĩa vụ và trách nhiệm.
  4. trách nhiệm pháp lí.

Câu 19. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong

  1. quan hệ tài sản.
  2. quan hệ nhân thân.
  3. quan hệ chính trị.
  4. quan hệ xã hội.

Câu 20. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng

  1. trong giao kêt hợp đồng lao động.
  2. trong tìm kiếm việc làm.
  3. trong tự do sử dụng sức lao động.
  4. về quyền có việc làm.

Câu 21. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  1. Quan hệ dòng tộc.
  2. Quan hệ tài sản.
  3. Quan hệ nhân thân
  4. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Câu 22. Anh A là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh B nên được trả lương cao hơn anh B. Mặc dù vậy, giữa anh A và anh B vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Trong lao động.
  2. Trong tìm kiếm việc làm.
  3. Trong thực hiện quyền lao động.
  4. Trong nhận tiền lương.

Câu 23. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả 2 công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

  1. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
  2. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
  3. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
  4. Bình đẳng về nghĩa vụ công dân.

Câu 24. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Kinh tế.
  2. Chính trị.
  3. Văn hóa, giáo dục.
  4. Phong tục tập quán.

Câu 25. Việc Nhà nước ta quy định tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

  1. kinh tê.
  2. chính trị.
  3. văn hóa.
  4. giáo dục.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

CÂU

ĐA

CÂU

ĐA

1

C

21

A

2

B

22

C

3

A

23

C

4

B

24

C

5

D

25

B

6

B

26

C

7

D

27

B

8

C

28

B

9

A

29

A

10

A

30

B

11

B

31

C

12

D

32

D

13

A

33

A

14

B

34

A

15

C

35

A

16

C

36

D

17

D

37

A

18

A

38

A

19

B

39

C

20

A

40

C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn GDCD có đáp án Trường THPT Phạm Ngọc Thạch Lần 1. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?