Đề thi thử THPT QG lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Đồng Đậu

                                                                                                           ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG  THPT ĐỒNG ĐẬU                                                                    NĂM HỌC: 2019 - 2020                                                                                                                                    MÔN: Ngữ Văn 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0điểm)

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyến can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đòi chân trần của mình?

Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cá thể giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

( Hạt giống tâm hồn, trithucvn.net)

Câu 1: Nhận biết Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Thông hiểu Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 3: Thông hiểu Theo anh (chị), tại sao Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu?

Câu 4: Thông hiểu. Anh (chị) có đồng ý rằng mỗi người chúng ta “ không cần bất thế giới phải thay đổi theo mình” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm):

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc " thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

 Có ý kiến cho rằng:” Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người. “

Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bị cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109)

 

...........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

  • Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
  • Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu đạt Tự sự

Câu 2

  • Phương pháp: phân tích
  • Cách giải: Nhan đề có thể đặt khác nhau nhưng cần bám vào nội dung văn bản.
  • Một số gợi ý: Đừng thay đổi thế giới, Sự ra đời của chiếc giày, Hãy thay đổi bản thân,…..

Câu 3:

  • Phương pháp: phân tích, lý giải
  • Cách giải:
    • Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu vì:
    • Trước đó không ai dám góp ý vì sợ nhà vua sẻ trách mắng
    • Lời đề nghị của anh hầu đi ngược lại những điều nhà vua yêu cầu mọi người cần làm.

Câu 4.

  • Phương pháp: phân tích, lý giải
  • Cách giải: Thí sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể theo hướng:
    • Đồng ý với quan điểm vì thế giới rộng lớn, bao la nên cá nhân chúng ta không bao giờ có thể thay đổi cục diện, Chúng ta chỉ là “hạt cát” giữa “sa mạc” bao la nên không thể dùng sức mạnh của mình để cải biên xã hội...
    • Không đồng ý vì xã hội chỉ thay đổi nếu mỗi cá nhân ra sức để dựng xây, cố gắng xoay chuyển. Cả cộng đồng cùng thay đổi thì cuộc sống xã hội cũng sẽ chuyển biến theo.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm):

  • Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
  • Cách giải: Trình bày suy nghĩ về vai trò của việc “ thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tòng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của thay đổi tầm nhìn, cách suy nghĩ của mỗi người

c.Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ vấn đề nghị luận . Có thể theo một vài gợi ý:

  • Thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân là thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, con người của mỗi cá nhân trong những thời điểm khác nhau.
  • Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần có tầm nhìn bao quát, nghỉ rộng hơn, suy nghĩ sâu hơn, luôn có thái độ tích cực, lạc quan để giải quyết mọi tình huong một cách thấu đáo
  • Đừng chi chìm đắm trong lối suy nghĩ tiêu cực, thất vọng vì những điều diễn ra không như mong muốn. Thay vào đó, hãy nhìn những trở ngại đó là thách thức cần phải vượt quả bằng mọi cách. Người có suy nghĩ tích cực thì cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lồi sống của mình.
  • Phê phán những người bảo thủ, không chịu thay đổi để thích nghi, dễ rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến những hành động lệch lạc.
  • Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc cần phải thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ. Từ đó tích cực phẩm đầu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ, cố gắng thay đổi chính mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi người khác và thế giới.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

          -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn của trường THPT Đồng Đậu. Để xem được đầy đủ tnội dung bài thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này  giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT QG sắp tới. Ngoài ra để ôn tập và luyện thi tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn trường THPT Bỉm Sơn.

đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ văn trường THPT Trần Phú

đề thi thử THPT QG năm 2020 lần 1 môn Ngữ văn trường THPT Đồng Đậu

                                                                                              ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---       

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?