SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã
A. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
C. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mỹ.
D. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mỹ.
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp( 1946-1954) chiến dịch nào của ta có sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ?
A. Biên Giới thu đông 1950. B. Việt Bắc thu đông 1947.
C. Điện BiênPhủ 1954. D. Trung Lào 1953.
Câu 3: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực chất là
A. tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
B. cuộc đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. cuộc vận động dân tộc, dân chủ.
Câu 4: “Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương… buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ”. Đây là nhận định về phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta?
A. Phong trào dân chủ 1936-1939
B. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. Phong trào cách mạng 1930- 1931.
D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 5: Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thất bại ở nhiều nơi là do một trong những nguyên nhân sau đây?
A. Mĩ đã thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với các nước phương Tây.
B. Sự xuất hiện của xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
C. Sự liên minh giữa Mĩ và các nước phương Tây chưa chặt chẽ.
D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 6: Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
A. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.
B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau.
C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
Câu 7: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
B. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
C. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Câu 8: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
A. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
D. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam.
Câu 9: Thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954 ) và chống Mĩ ( 1954-1975 ) của nhân Việt Nam đã
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước đi lên CNXH.
C. Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám 1945.
D. Giữ vững được thành trì, chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản giữa "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" (1-1930) với "Luận cương chính trị"(10-1930) là gì?
A. Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B. Xác định đúng khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
C. Xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
D. Xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng .
Câu 11: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.
C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
D. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 12: Sau khi phát động toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Đảng và chính phủ ta đã
A. chuẩn bị kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. tiến hành chiến tranh tổng lực đánh Pháp.
C. tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
D. đợi thời cơ phản công Pháp.
Câu 13: Ý nào dưới đây thể hiện sự khác nhau trong âm mưu của Mĩ giữa cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai?
A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.
B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
Câu 14: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?
A. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
B. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
Câu 15: Đánh giá nào dưới đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936)?
A. Hội nghị đã giải quyết được mâu thuẫn trước mắt của dân tộc.
B. Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ.
D. Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta.
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
A. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp đấu tranh phù hợp
B. Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng.
C. Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, Pháp đang mạnh.
D. So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện.
Câu 17: Vì sao sau khi hòa bình lập lại (1954), nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp.
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
C. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
D. Để cải tạo quan hệ sản xuất XHCN.
Câu 18: Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị và phong trào phá "ấp chiến lược " ở nông thôn của nhân dân miền Nam chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ đã góp phần
A. buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.
B. làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.
C. đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 19: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên Giới thu- đông năm 1950 là
A. chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi.
B. ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
D. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.
Câu 20: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là
A. quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản
B. sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
C. sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
D. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
Câu 21: Bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là gì?
A. Tranh thủ sự giúp đở của các nước trong khu vực.
B. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình.
C. Duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước.
D. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới.
Câu 22: Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?
A. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại.
C. Mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp mới.
D. Hướng về châu Á và coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Câu 23: Chiến tranh lạnh kết thúc đã có tác động như thế nào đối với các nước Ðông Dương?
A. Giúp các nước Ðông Dương nhanh chóng giành được độc lập.
B. Thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa các nước Ðông Dương với các nước khác.
C. Tạo điều kiện tiên quyết cho các nước Ðông Dương hội nhập quốc tế.
D. Giúp các nước Ðông Dương thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn viện trợ từ bên ngoài.
Câu 24: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919 - 1925)?
A. Là phong trào đấu tranh duy nhất phát triển mạnh mẽ.
B. Là nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ.
C. Là một bộ phận của phong trào yêu nước.
D. Hình thức bãi công chưa được sử dụng phổ biến.
Câu 25: Sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông- Tây đã xuất hiện?
A. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Hai siêu cường Xô- Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Hai siêu cường Xô- Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử vui lòng xẻm tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN LỊCH SỬ
1B | 2A | 3D | 4A | 5D | 6A | 7A | 8B | 9C | 10D |
11D | 12C | 13B | 14C | 15C | 16A | 17B | 18C | 19B | 20B |
21D | 22D | 23B | 24C | 25D | 26A | 27B | 28A | 29C | 30C |
31C | 32C | 33A | 34B | 35B | 36D | 37A | 38A | 39A | 40C |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Thị Xã Quảng Trị. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !