Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lê Hữu Trác

TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC

 

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN LỊCH SỬ

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là

A. Chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.

B. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. C. Chính phủ cộng hòa tư sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.

D. Chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng.

Câu 2. Phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 đã tập hợp đông dảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống

A. bọn phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít. B. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

D. thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 3. Theo hiệp ước Giáp Tuất (1874) được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp A. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

B. được ở lại Hà Nội.

C. được ở lại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

D. chỉ được đóng tại một số địa điểm nhất định.

Câu 4. Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là

A. phe Trục

C. phe Hiệp ước.

B. phe Liên minh.

D. phe Đồng minh

Câu 5. Năm 1993, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nổi bật nào?

A. Ban bố Hiến pháp, chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. B. Tiến hành cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên.

C. Neuxơn Manđêla được bầu làm Tổng thống. D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn.

Câu 6. Tổng thống đề ra “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Ph.Rudơven.

C. D.Aixenhao.

B. H.Truman.

D. G.Kennơđi.

Câu 7. Những ngành nào được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường. B. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su.

C. Kinh doanh ngân hàng.

D. Xây dựng đường sắt, đường thủy, đường bộ.

Câu 8. Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là

A. Sài Gòn.

C. Hải Dương.

B. Hà Nội.

D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng

Câu 9. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là

A. thành lập đội quân viễn chinh và bổ nhiệm Cao ủy Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng.

B. xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tin mừng ngày độc lập (2-9-1945).

C. cho quân quấy nhiễ, ngăn cản Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946).

D. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945).

Câu 10. Nội dung Hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm

A. ranh giới phân chia vĩnh viễn lãnh thổ hai miền Nam – Bắc Việt Nam. B. ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam.

C. giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. D. ranh giới phân chia hai quốc gia riêng biệt.

Câu 11. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở A. Tây Ninh và Đông Nam Bộ.

B. các thành phố lớn ở miền Nam.

C. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên và ven biển miền Trung.

Câu 12. Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là A. gạo, cà phê và thủy sản.

B. gạo, hàng dệt may và nông sản. C. gạo, cà phê và điều.

D. gạo, hàng dệt may và thủy sản.

Câu 13. Người có công đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là

A. H.Truman.

C. Ph.Rudơven.

B. D.Aixenhao.

D. G.Kennơđi.

Câu 14. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định.

C. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 15. Năm 1956, Nhật Bản đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực đối ngoại? A. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

B. Kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, là thành viên của Liên hợp quốc.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu.

Câu 16. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau về chủ trương của ta trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954?

“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào …...…………... mà địch tương đối yếu, nhằm …...…………..., giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải …...…………..., đối phó với ta trên những địa bản xung yếu mà chúng không thể bỏ…”

A. những khu vực ….. tiêu diệt địch ….. tăng quân.

B. những hướng quan trọng về chiến lược ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch….. bị động phân tán lực lượng.

C. những hướng chiến lược ….. tiêu hoa sinh lực địch….. rút lui.

D. những khu vực ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ….. bị động phân tán.

Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạnh suy thoái cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.

B. Liên Xô chậm sửa đổi và thích ứng với tình hình mới. C. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

D. Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

Câu 18. Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp. C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực – ASEAN.

D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới. Câu 19. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava là

A. tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

B. tăng cường sức mạnh phòng thủ của các nước XHCN ở châu Âu. C. đối phó với khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.

D. đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Câu 20. Trong phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925, sự kiện nào theo khuynh hướng vô sản?

A. Thành lập Đảng Thanh niên.

B. Vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. C. Bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son.

D. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh.

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ

1. B

2. A

3. A

4. D

5. A

6. B

7. B

8. D

9. D

10. C

11. C

12. A

13. C

14. B

15. C

16. B

17. B

18. A

19. B

20. C

21. C

22. B

23. A

24. D

25. D

26. A

27. B

28. A

29. A

30. A

31. C

32. C

33. D

34. C

35. D

36. C

37. A

38. D

39. C

40. A

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lê Hữu Tráci, để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?