TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Sự kiện nào dựới dây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tê Cộng sản.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 2. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của văn kiện nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
Câu 3. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là
A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức.
B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ.
C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp.
D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ.
Câu 4. Thuận lợi mới của cách mạng Việt Nam sau chiến thắng Biên Giới (1950) là:
A. căn cứ địa Việt Bắc được bảo vệ.
B. được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
C. quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. tiêu hao được một bộ phận sinh lực địch.
Câu 5. Nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX:
A. là những phong trào đấu tranh vũ trang
B. dưới sự lãnh đạo của sĩ phu tư sản hóa.
C. theo tư tưởng “trung quân ái quốc”.
D. do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Câu 6. Một trong những thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước (1986 - 1990) ở Việt Nam là
A. cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu.
B. giải quyết được tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
C. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN.
D. lạm phát bước đầu được kiềm chế.
Câu 7. Nội dung mới thể hiện sự tiến bộ và nhân văn trong Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) là
A. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. các bên tham chiến ngừng bắn, chấm dứt các hoạt động quân sự.
C. các đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
D. các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 8. Sau thất bại ở chiến trường Đà Nẵng, tháng 2/ 1859 Pháp đưa quân vào Gia Định, một trong những âm mưu là :
A. chia đôi chiến trường Nam kì, ép triều đình Huế đầu hàng.
B. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
C. chiếm Gia Định để làm bàn đạp tấn công Lào.
D. làm bàn đạp tấn công Bắc kì để kết thúc chiến tranh.
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á là
A. thành khu vực năng động nhất thế giới.
B. đều giành được độc lập
C. đều có nền kinh tế phát triển cao.
D.khu vực có nhiều nước công nghiệp mới.
Câu 10. Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã
A. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam.
C. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 11. Mục tiêu của phong trào Cần Vương là
A. chống đế quốc, chống phong kiến, xây dựng quốc gia Cộng hòa.
B. lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng quốc gia độc lập theo thể chế TBCN.
C. xây dựng quốc gia theo thể chế quân chủ chuyên chế.
D. chống Pháp, khôi phục chủ quyền, xây dựng nhà nước phong kiến tự chủ.
D. bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công.
Câu 12. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1969 đến năm 1973, Mỹ tiếp tục
A. sử dụng thủ đoạn ngoại giao, hoà hoãn Liên Xô - Trung Quốc.
B. âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
C. sử dụng quân Mỹ và quân đồng minh làm lực lượng xung kích.
D. tăng cường hơn nữa việc dồn dân lập “ấp chiến lược”
Câu 13. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng là:
A. Sự bùng nổ thông tin.
B. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
C. Mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Cuộc cách mạng xanh.
Câu 14. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 - 9 - 1945) đánh dấu
A. những tàn dư của chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bị xóa bỏ.
B. cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C. thắng lợi hoàn toàn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945,
D. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 15. Định ước Henxinki (8/1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canađa đã
A. đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu Đông - Tây ở châu Âu.
B. tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
C. mở ra điều kiện giải quyết hòa bình các xung đột trên thế giới.
D. khẳng định hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo ở châu Âu
Câu 16. Chiến thắng Đường số 14 - Phước Long (cuối năm 1974 đầu 1975) được coi là trận "trinh sát chiến lược" của quân dân miền Nam vì đã
A. cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
B. buộc Mỹ phải can thiệp trở lại ở chiến trường miền Nam.
C. buộc Mỹ phải rút hết quân viễn chỉnh và quản đồng minh.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần tránh đối đầu chiến tranh của Việt Nam?
A. “ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
B. “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”.
C. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, ...”.
D. “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”.
Câu 18. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
C. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.
D. tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm.
Câu 19.Trong những năm 1957 -1959, chính sách nào dưới đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn gây khó khăn cho cách mạng miền Nam?
A. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
B. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
C. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống.
D. Đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10 – 59”
Câu 20. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là?
A. Chính quyền Sài Gòn.
B. Mĩ và đồng minh của Mĩ.
C. Đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
D. Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiện.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Đào Duy Từ. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.